山亭柳
初夏烽烟
杜宇鬧聲連
紅躑躅
赤炎天
柳綠亂條堪折
水流東去江邊
落葉隨風飄處
唳鶴啼猿
遠方塵垢山河夢
雲披霧鎖故鄉烟
當滄海
忽桑田
九棘三槐雨草
坎坷道路黎元
再度蹉跎歲月
休問何緣
SƠN ĐÌNH LIỄU
Sơ hạ phong yên
Đỗ vũ náo thanh liên
Hồng trịch trục
Xích viêm thiên
Liễu lục loạn điều kham chiết
Thuỷ lưu đông khứ giang biên
Lạc diệp tuỳ phong phiêu xứ
Lệ hạc đề viên
Viễn phương trần cấu sơn hà mộng
Vân phi vụ toả cố hương yên
Đương thương hải
Hốt tang điền
Cửu cức tam hoè vũ thảo
Khảm kha đạo lộ lê nguyên
Tái độ sa đà tuế nguyệt
Hưu vấn hà duyên
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 02/4/2025
Đỗ
vũ 杜宇: Một tên gọi khác của chim Đỗ
quyên 杜鵑.
Ngoài “Đỗ vũ”, “Đỗ quyên” ra, chim Đỗ quyên có nhiều biệt xưng như: “Tử quy” 子规, “Tạ Báo” 谢豹, “Thôi Quy” 催归, “Đỗ phách” 杜魄, “Đỗ Vũ phách” 杜宇魄, “Thục phách” 蜀魄, “Thục vương phách” 蜀王魄, “Thục hồn” 蜀魂, “Thục đế hồn” 蜀帝魂, “Thục Vũ hồn” 蜀宇魂, “Thục quyên” 蜀鵑, “Vọng đế” 望帝…
Trịch
trục: 躑躅: biệt
danh của hoa đỗ quyên.
Hoa đỗ quyên
có nhiều biệt danh, đời Đường có 5 tên gọi như sơn thạch lựu 山石榴, sơn lựu 山榴, Sơn Trịch Trục 山踯躅, trịch trục 踯躅, hồng trịch trục 红踯躅.
Sơn Thạch Lựu nhất danh sơn trịch trục, nhất
danh đỗ quyên hoa, đỗ quyên đề thời hoa phốc phốc.
(Bạch Cư Dị - Sơn Thạch Lựu ký Nguyên Cửu)
山石榴一名山踯躅, 一名杜鹃花, 杜鹃啼时花扑扑
(白居易
- 山石榴寄元九)
(Sơn
thạch lựu còn có tên là sơn trịch trục, một tên khác là đỗ quyên, khi chim đỗ quyên
kêu, hoa trổ rực rỡ)
Ngũ Độ khê đầu trịch
trục hồng.
(Trương Tịch – Ký Lý Bột)
五度溪头踯躅红
(张籍 - 寄李渤)
(Nơi đầu khe Ngũ Độ hoa trịch trục
nở hồng)
(“Hoa
dữ văn học” 花与文学: Giả Tổ Chương 贾祖璋. Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã, 2001)
Trịch
trục 躑躅 / 踯躅:
Lẩn quẩn, đi tới đi lui.
Trong
quyển Bản thảo kinh tập chú 本草经集注 Đào Hoành Cảnh 陶宏景 đã viết:
Dương Trịch Trục (tức hoàng đỗ quyên), dương
thực kỳ diệp, trịch trục nhi tử.
羊踯躅 (即黄杜鹃), 羊食其叶, 踯躅而死
(Dương
trịch trục (tức đỗ quyên vàng), dê ăn phải lá của nó, chân lẩn quẩn đi không được
mà chết)
Truyền
thuyết hoa Đỗ quyên
Truyền
thuyết kể rằng ngày xưa ở nước Thục có một vị vua tên là Đỗ Vũ 杜宇 rất yêu thương hoàng hậu. Sau vua bị gian thần
hãm hại chết oan ức hồn hoá thành chim Đỗ quyên, hàng ngày cất lên những
tiếng kêu ai oán trong vườn hoa của hoàng hậu. Nước mắt rơi xuống
là từng giọt máu tươi, nhuốm đỏ các cánh hoa xinh đẹp, cho nên người đời sau gọi đó là
hoa Đỗ
quyên.
Hoàng
hậu nghe được tiếng kêu ai oán của chim Đỗ quyên, thấy được máu tươi rỏ
xuống mới biết đó là linh hồn của chồng mình hoá thành. Do quá đau buồn, ngày
đêm gào lên: “tử quy, tử quy” nên cuối cùng cũng qua đời, linh hồn của bà hoá thành
loài hoa Đỗ
quyên đỏ như lửa nở đầy khắp núi đồi. Hoa Đỗ quyên cùng chim Đỗ quyên luôn gần nhau cho nên
hoa Đỗ
quyên cũng còn được gọi là Ánh sơn hồng. Đây chính
là điển cố “Đỗ quyên đề huyết” 杜鵑啼血 (Đỗ quyên kêu rỏ máu), “Tử quy ai minh” 子規哀鳴 (chim Tử quy kêu ai oán). Lí Bạch
ở bài Tuyên Thành kiến Đỗ quyên hoa 宣城見杜鵑花 (có thuyết cho là của Đỗ Phủ)
viết rằng:
Thục quốc tằng văn Tử quy điểu,
Tuyên thành hoàn kiến Đỗ quyên hoa
Nhất khiếu nhất hồi
trường nhất đoạn
Tam xuân tam nguyệt
ức Tam Ba
蜀国曾闻子规鸟
宣城还见杜鹃花
一嘯一回腸一斷
三春三月憶三巴
(Nơi nước
Thục từng nghe tiếng chim Tử quy,
Nay ở Tuyên thành lại thấy hoa Đỗ quyên
Nghe chim kêu từng tiếng mà đứt
từng đoạn ruột
Ba xuân ba tháng nhớ mãi đến Tam
Ba)
Tam Ba tức Ba quận 巴郡, Ba Đông 巴東, Ba Tây 巴西, chỉ nước Thục, nay là Tứ
Xuyên.
Viêm
thiên 炎天: mượn chỉ mùa hạ, nhân vì khí
trời nóng bức, cũng mượn chỉ phương nam.
Lệ hạc đề viên 唳鶴啼猿: tức “hạc lệ viên đề” 鶴唳猿啼 hạc kêu vượn hú.
Thương hải 滄海桑田: điển xuất từ thành ngữ “thương
hải tang điền” 滄海桑田biển xanh hoá thành ruộng dâu, ví sự biển đổi to lớn trên đời.
Thành ngữ “thương hải tang điền” xuất xứ từ Thần tiên truyện 神仙传, quyển 3:
Vương Viễn 王远 tự
Phương Bình 方平 vào
ngày mồng 7 tháng 7 cùng nhiều người theo tiên nhân giáng xuống nhà Thái
Kinh 蔡经,
sau khi gặp cha mẹ cùng anh em của Thái Kinh, liền phái sứ giả đi mời tiên nữ
Ma Cô 麻姑,
mọi người đều không biết Ma Cô là vị thần tiên nào. Chẳng mấy chốc, sứ giả trở
về, nói với Vương Viễn rằng:
- Ma Cô hai ba lần bái tạ bảo rằng, gần đây không gặp, chẳng mấy chốc
mà đã hơn 500 năm trôi qua rồi. Vốn định cùng sứ giả đến tương kiến, nhưng do
có việc cấp trên sai đến Bồng Lai 蓬莱 xử lí nên ở lại, sẽ đến
gặp ông sau. Xin ông chớ có vội rời nơi đây.
Chưa tới hai tiếng đồng hồ, tiên nữ Ma Cô đến. Trước khi đến, mọi người nghe thấy
tiếng người tiếng ngựa rộn rịp, tiên nhân tuỳ tùng theo Ma Cô đến ước khoảng một
nửa của tuỳ tùng Vương Viễn. Khi Ma Cô đến, cả nhà Thái Kinh đều trông thấy.
Ma Cô là một vị tiên nữ xinh đẹp, tuổi chừng 18, 19, trên đầu búi một búi tóc,
còn lại thả dài đến eo. Y phục của Ma Cô có hoa văn tươi đẹp, khó mà miêu tả lại,
lụa là trên thế gian không thể sánh lại. Ma Cô bước vào cửa bái kiến Vương Viễn,
Vương Viễn lập tức đứng dậy đáp lễ. Hai người sau khi vào chỗ ngồi, li vàng
chén ngọc được mang ra, rất nhiều các loại hoa quả, hương thơm bay khắp cả
trong và ngoài phòng. Mùi thơm của thịt khô dường như dùng gỗ cây tùng cây bá để
nướng, theo lời kể đó là thịt kì lân khô. Ma Cô nói rằng:
- Từ khi tôi thành tiên đến nay, đã thấy biển đông ba lần biến thành ruộng
dâu. Tôi vừa mới đến Bồng Lai lại thấy biển đông cạn hơn năm ngoái, sâu bằng một
nửa trước đây, lẽ nào lại sắp biến thành đất liền sao?
Vương Viễn cười đáp rằng:
- Thánh nhân đều nói, đường đi trong biển lại sắp nổi bụi rồi.
https://baike.baidu.com/item/%E6%A1%91%E7%94%B0%E6%B2%A7%E6%B5%B7
Cửu
cức tam hoè 九棘三槐: quan lại nói chung.
Ngày
xưa gọi ba quan công chín quan khanh là “tam hoè cửu cức” 三槐九棘, vì thế đời sau mới gọi các
quan to là “cức” 棘,
như “cức khanh” 棘卿
quan khanh; “cức thự” 棘署dinh quan khanh. (Theo “Hán Việt tự điển” của Thiều
Chửu.)
Khảm kha 坎坷: gập ghềnh, lận đận.
Lê
nguyên 黎元: Tức bách tính, dân chúng. Điển
xuất từ trong Xuân Thu phồn lộ 春秋繁露 của
Đổng Trọng Thư 董仲舒đời Hán:
Cứu chi giả, tỉnh cung thất, khứ điêu văn, cử hiếu đễ, tuất
lê nguyên.
救之者,
省宮室,
去雕文,
舉孝悌 恤黎元
(Cách để cứu giúp đó là giảm bớt cung thất, bỏ đi những chạm
khắc rườm rà, tuyển chọn tiến cử những người hiếu đễ, chu cấp cho dân nghèo khổ)
Sa đà 蹉跎: lần lữa, cũng đọc là “tha đà”.