浣溪沙
九夏山坡躑躅紅
茫茫一色碧天空
斜暉寂靜裡微風
何處忽聞愁杜宇
憂思啼血落花中
故鄉歸去望無窮
Cửu
hạ sơn pha trịch trục hồng
Mang
mang nhất sắc bích thiên không
Tà huy tịch tĩnh lí vi phong
Hà
xứ hốt văn sầu Đỗ vũ
Ưu
tư đề huyết lạc hoa trung
Cố hương quy khứ vọng vô cùng
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 22/4/2025
Cửu hạ 九夏: một tên gọi khác của mùa hạ,
nhân vì 3 tháng mùa hạ đại khái có 90 ngày, cũng còn có tên “tam hạ” 三夏 tức 3 tháng mùa hạ.
Trịch
trục: 躑躅: biệt
danh của hoa đỗ quyên.
Hoa đỗ quyên
có nhiều biệt danh, đời Đường có 5 tên gọi như sơn thạch lựu 山石榴, sơn lựu 山榴, Sơn Trịch Trục 山踯躅, trịch trục 踯躅, hồng trịch trục 红踯躅.
Sơn Thạch Lựu nhất danh sơn trịch trục, nhất
danh đỗ quyên hoa, đỗ quyên đề thời hoa phốc phốc.
(Bạch Cư Dị - Sơn Thạch Lựu ký Nguyên Cửu)
山石榴一名山踯躅, 一名杜鹃花, 杜鹃啼时花扑扑
(白居易
- 山石榴寄元九)
(Sơn
thạch lựu còn có tên là sơn trịch trục, một tên khác là đỗ quyên, khi chim đỗ quyên
kêu, hoa trổ rực rỡ)
Ngũ Độ khê đầu trịch
trục hồng.
(Trương Tịch – Ký Lý Bột)
五度溪头踯躅红
(张籍 - 寄李渤)
(Nơi đầu khe Ngũ Độ hoa trịch trục
nở hồng)
(“Hoa
dữ văn học” 花与文学: Giả Tổ Chương 贾祖璋. Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã, 2001)
Trịch
trục 躑躅 / 踯躅:
Lẩn quẩn, đi tới đi lui.
Trong
quyển Bản thảo kinh tập chú 本草经集注 Đào Hoành Cảnh 陶宏景 đã viết:
Dương Trịch Trục (tức hoàng đỗ quyên), dương
thực kỳ diệp, trịch trục nhi tử.
羊踯躅 (即黄杜鹃), 羊食其叶, 踯躅而死
(Dương
trịch trục (tức đỗ quyên vàng), dê ăn phải lá của nó, chân lẩn quẩn đi không được
mà chết)
Đỗ
Vũ 杜宇: Một tên gọi khác của chim Đỗ
quyên 杜鵑.
Ngoài “Đỗ Vũ”, “Đỗ quyên”ra, chim Đỗ quyên có nhiều biệt xưng như: “Tử quy” 子规, “Tạ Báo” 谢豹, “Thôi Quy” 催归, “Đỗ phách” 杜魄, “Đỗ Vũ phách” 杜宇魄, “Thục phách” 蜀魄, “Thục vương phách” 蜀王魄, “Thục hồn” 蜀魂, “Thục đế hồn” 蜀帝魂, “Thục Vũ hồn” 蜀宇魂, “Thục quyên” 蜀鵑, “Vọng đế” 望帝…
Truyền
thuyết kể rằng ngày xưa ở nước Thục có một vị vua tên là Đỗ Vũ 杜宇 rất yêu thương hoàng hậu. Sau vua bị gian thần
hãm hại chết oan ức hồn hoá thành chim Đỗ quyên, hàng ngày cất lên những
tiếng kêu ai oán trong vườn hoa của hoàng hậu. Nước mắt rơi xuống
là từng giọt máu tươi, nhuốm đỏ các cánh hoa xinh đẹp, cho nên người đời sau gọi đó là
hoa Đỗ
quyên.
Hoàng
hậu nghe được tiếng kêu ai oán của chim Đỗ quyên, thấy được máu tươi rỏ
xuống mới biết đó là linh hồn của chồng mình hoá thành. Do quá đau buồn, ngày
đêm gào lên: “tử quy, tử quy” nên cuối cùng cũng qua đời, linh hồn của bà hoá thành
loài hoa Đỗ
quyên đỏ như lửa nở đầy khắp núi đồi. Hoa Đỗ quyên cùng chim Đỗ quyên luôn gần nhau cho nên
hoa Đỗ
quyên cũng còn được gọi là Ánh sơn hồng. Đây chính
là điển cố “Đỗ quyên đề huyết” 杜鵑啼血 (Đỗ quyên kêu rỏ máu), “Tử quy ai minh” 子規哀鳴 (chim Tử quy kêu ai oán). Lí Bạch
ở bài Tuyên Thành kiến Đỗ quyên hoa 宣城見杜鵑花 (có thuyết cho là của Đỗ Phủ)
viết rằng:
Thục quốc tằng văn Tử quy điểu,
Tuyên thành hoàn kiến Đỗ quyên hoa
Nhất khiếu nhất hồi
trường nhất đoạn
Tam xuân tam nguyệt
ức Tam Ba
蜀国曾闻子规鸟
宣城还见杜鹃花
一嘯一回腸一斷
三春三月憶三巴
(Nơi nước
Thục từng nghe tiếng chim Tử quy,
Nay ở Tuyên thành lại thấy hoa Đỗ quyên
Nghe chim kêu từng tiếng mà đứt
từng đoạn ruột
Ba xuân ba tháng nhớ mãi đến Tam
Ba)
Tam Ba tức Ba quận 巴郡, Ba Đông 巴東, Ba Tây 巴西, chỉ nước Thục, nay là Tứ
Xuyên.
Lí Thương Ẩn 李商隐 thời Đường ở bài “Cẩm sắt” 锦瑟 có câu:
Vọng Đế xuân tâm thác đỗ quyên
望帝春心托杜鹃
(Lòng xuân của Vọng Đế gởi vào
tiếng kêu của chim đỗ quyên)
Trong Hoa Dương quốc chí – Thục chí 華陽國志
- 蜀志 có truyền thuyết nói về chim Đỗ
quyên.
Thời Chiến Quốc, Đỗ Vũ 杜宇 nước Thục xưng đế, lấy hiệu là
Vọng Đế 望帝…..
Viên tướng của Vọng Đế là Khai Minh 開明có công trong việc trị thuỷ, Đế bèn giao chính sự, bắt chước
theo Nghiêu Thuấn thiện nhượng đế vị cho Khai Minh, Đế ẩn cư tại Tây Sơn 西山, hoá thành chim đỗ quyên, cứ đến
cuối xuân đầu hạ, chim đỗ quyên kêu lên, tiếng kêu nghe buồn. Tương truyền ấy
là vì nhớ nước mà kêu.
Trong Bản thảo cương mục 本草綱目của Lí Thời Trân 李時珍 đời Minh viện dẫn rằng:
Nhân
ngôn thử điểu, đề chí huyết xuất nãi chỉ
人言此鳥,
啼至血出乃止
(Người ta nói loài chim này, kêu cho đến khi ra máu mới dừng)
Tạm dịch
Mùa hạ, nơi sườn núi trổ hồng
hoa đỗ quyên,
Bầu trời mênh mông, xanh một sắc.
Làn gió nhẹ trong nắng chiều yên tĩnh.
Chợt nghe có tiếng chim Đỗ vũ từ
nơi nào vọng đến,
Tiếng chim u sầu, máu rỏ xuống
hoa tươi.
Như vô cùng mong được trở về
cố lí.