MrJazsohanisharma

Dịch thuật: Tại sao dùng "bất tam bất tứ" để chỉ hành vi không đoan chính

 

TẠI SAO DÙNG “BẤT TAM BẤT TỨ”

ĐỂ CHỈ HÀNH VI KHÔNG ĐOAN CHÍNH

          Cha mẹ mỗi khi dạy bảo con cái thường dặn:

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Ở trường chớ có gây sự với những người “bất tam bất tứ” ….

Những lời cha mẹ dạy là không sai, tốt xấu là do hoàn cảnh tạo ra. Nhưng tại sao người có hành vi không đoan chính lại bị gọi là hạng người “bất tam bất tứ” 不三不四?

Trong “Dịch kinh” 易經 mỗi quẻ kép có 6 hào, mà hào tam (3) và hào tứ (4) ở vào vị trí chính giữa. Cho nên có người nói, hào tam và hào tứ trong kinh Dịch mang ý nghĩa là chính đạo chủ thể, có ý nghĩa đoan chính. Thế là, “bất tam bất tứ” mang ý nghĩa là hành vi không đoan chính.

Trong “Nho lâm ngoại sử”  儒林外史Hồ đồ phu 胡屠夫 nói với Phạm Tiến 范进:

Bất tam bất tứ, tựu tưởng thiên nga thí ngật.

不三不四, 就想天鹅屁吃

(Đồ bất tam bất tứ, lại muốn ăn thịt thiên nga)

Có thể thấy, “bất tam bất tứ” 不三不四 sớm đã thành từ mắng người, chỉ hạng người suốt ngày không lo làm ăn, ngôn hành lại không đoan chính.

Huỳnh Chương Hưng

Quy Nhơn 02/4/2025

Nguồn

TRUNG QUỐC VĂN HOÁ 1000 VẤN

中国文化 1000

Tác giả: Địch Văn Minh 翟文明

Bắc Kinh: Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã, 2010

Previous Post Next Post