NỘI HÀM CƠ BẢN CỦA MĨ ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA
(kì 1)
Sự hình thành và phát triẻn của mĩ đức truyền thống Trung Hoa đã có lịch sử hơn 2000 năm, từ truyền khẩu đến văn tự ghi chép, nội dung bác đại tinh thâm. Nhưng quy nạp lại, trong điển tịch lịch sử thêm minh xác, nội dung chủ yếu mà các triều đại qua các đời đã cơ bản hình thành cùng nhận thức là 5 yếu tố “nhân 仁, nghĩa 义, lễ 礼, trí 智, tín 信”. Đương nhiên về phương diện đạo đức truyền thống hãy còn nhiều điều cần trình bày, nhưng đại bộ phận đều bao hàm trong 5 yếu tố lớn này, hoặc là sự nối dài của 5 yếu tố lớn này, hoặc là sự phát triển của 5 yếu tố lớn này. “Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” là lí niệm giá trị hạt nhân và yêu cầu cơ bản của mĩ đức truyền thống dân tộc Trung Hoa, kéo theo sự phát triển của cả một hệ thống đạo đức xã hội và nâng cao tiêu chuẩn đạo đức xã hội. Nó là “hình” 形 và “hồn” 魂 của dân tộc Trung Hoa, cũng là mối quan hệ giữa người với người mà nhân dân Trung Quốc hơn 2000 năm nay xử lí, là sự kết tinh của thực tiễn giữa mối quan hệ giữa người với xã hội, mối quan hệ giữa người với tự nhiên.
1-Nhân 仁
“Nhân” 仁 là
chỉ sự đồng tình, tâm thái quan tâm và yêu mến, tức “nhân ái chi tâm” 仁爱之心, chỉ giữa người với người cần có lòng nhân từ, nhân hậu.
“Nhân” 仁 xuất
hiện sớm nhất trong “Thượng thư” 尚书. Trong “Thượng thư” có câu:
Khắc khoan khắc nhân, chương tín triệu dân.
克宽克仁, 彰信兆民
(Có thể khoan hậu có thể nhân
ái, đối với bách tính thể hiện một cách rõ ràng lòng thanh tín)
Ý nghĩa
là, năm đó Thương Thang 商汤dùng đức khoan thứ
nhân ái, minh tín với bách tính thiên hạ.
Hàm
nghĩa sớm nhất của “nhân” 仁 là “thân nhân” 亲人.
Trong “Thuyết văn giải tự” 说文解字có nói:
Thân, nhân dã.
亲, 仁也
(Thân là nhân ái vậy)
Và cũng
nói:
Nhân, thân dã.
仁, 亲也
(Nhân ái là thân vậy)
Chủ yếu
là chỉ giữa các thành viên trong gia đình với nhau, giữa những người thân trong
thị tộc cần “thân ái” 亲爱, tình “nhân ái” 仁爱này chỉ giới hạn trong thân thuộc của gia tộc. Theo diễn
biến của lịch sử, hàm nghĩa của “nhân” 仁đã
phát triển thêm một bước, từ “thân nhân” 亲人phát
triển đến “ái nhân” 爱人. Lão Tử 老子nói rằng:
Dữ thiện nhân
与善仁
Ý nghĩa
là giao tiếp qua lại với người khác cần hữu ái, chân thành, vô tư.
Khổng Tử
孔子từng nói:
Chí
sĩ nhân nhân, vô cầu sinh dĩ hại nhân, hữu sát thân dĩ thành nhân.
志士仁人, 无求生以害仁, 有杀身以成仁.
(Kẻ sĩ
có chí hướng, người có lòng nhân nghĩa, quyết không vì tham sống mà làm tổn hại
đến điều nhân, chỉ có biết dũng cảm hi sinh để bảo toàn nhân nghĩa)
“Nhân” 仁 ở đây đã thành cảnh giới tối cao của đạo đức nhân sinh; để bảo vệ “nhân” 仁, có thể “sát thân” 杀身, tức có thể hi sinh sinh mệnh của mình để bảo toàn lí niệm đạo đức này. Từ đó có thể thấy, phạm trù tình cảm của “nhân” 仁 từ gia tộc mở rộng đến xã hội, nội hàm đạo đức và địa vị đạo đức của “nhân” 仁đã phong phú lên và nâng cao thêm một bước, trở thành yếu tố đầu tiên của mĩ đức truyền thống Trung Hoa.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 29/4/2024
Nguồn
ĐẠI HỌC NGỮ VĂN
大学语文
Chủ biên: Do Á Bình 由亚萍,
Trần Hoành 陈宏
Bắc kinh: Trung Quốc Nhân Dân đại học xuất bản xã,
2023.