CHỮ “CHU” 舟
Ở trên là chữ “chu” 舟 trong giáp cốt văn.
“Chu”
舟 chính là
chiếc thuyền nhỏ, bạn có thể đoán được hình dáng chiếc thuyền trong mắt người
xưa như thế nào không?
Kì
thực, người xưa rất thông minh, chỉ cần vài nét phác thảo thì xuất hiện hình tượng
chiếc thuyền để dựng đứng rất sinh động, bên trái bên phải là mạn thuyền, trên
và dưới biểu thị đầu thuyền và đuôi thuyền, khoảng trống ở giữa là thân thuyền.
Đến
kim văn, cách viết chữ “chu” 舟so với giáp cốt văn, về cơ bản biến hoá không
lớn lắm, chỉ là thân thuyền đặt nằm ngang. Đến tiểu triện, nét bút có thêm
nhưng hình dạng của thuyền vẫn có thể thấy được.
“Chu”
舟 so với “thuyền”
船 xuất hiện
tương đối sớm.
“Chu”
舟 đối với “thuyền”
船mà nói,
hình thể nhỏ hơn, cho nên có cách nói “nhất diệp thiên chu” 一叶扁舟 (một chiếc
thuyền con).
Trong
“Thi kinh” 诗經 có câu:
Nhị tử thừa chu
Phiếm phiếm kì cảnh. (1)
二子乘舟
泛泛其景
(Hai người đi thuyền
Dần dần trôi về nơi xa)
“chu” 舟 ở đây chính là chiếc thuyền nhỏ.
Quá trình diễn biến của chữ “chu”
Chú của người
dịch
1-Chữ 景ở đây thông
với chữ 憬 (cảnh) miêu tả dáng đi xa.
Theo Văn Nhất Đa 闻一多 trong “Thi kinh thông nghĩa” 诗經通义nói
rằng:
景độc vi 迥 (huýnh),
ngôn phiêu lưu tiệm viễn dã.
景读为迥, 言漂流渐远也.
(Chữ 景đọc là 迥 (huýnh), ý nói trôi dần dần
xa)
(Theo “ Bách độ bách khoa” 百度百科)
Nhưng theo “Thi kinh” 詩經 (bạch thoại tân giải) của Đài Loan: Trí dương xuất
bản xã, thì chữ 景là chữ 影 (ảnh) cổ.
Và theo dịch giả Tạ Quang Phát, ở phần “Chú giải của Chu Hy” trong quyển “Kinh Thi”, thì chữ 景là chữ xưa của chữ 影 (ảnh) (đọc là cưỡng cho hợp vận) (câu ở dưới là “Trung tâm dưỡng dưỡng” 中心養養 – ND).
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 22/4/2025
Nguồn
HÁN TỰ TIỂU THỜI HẬU
TỔ TIÊN ĐÍCH SINH HOẠT
汉字小时候
祖先的生活
Biên soạn: Dương Quân 杨军
Tây An: Thiểm Tây Nhân dân Giáo dục
xuất bản xã, 2018