CHỚ CÓ ĐẠP LÊN NGẠCH CỬA
Ngạch cửa
(môn hạm nhi 门槛儿) là một thanh gỗ nằm ngang trên mặt đất dưới khung cửa.
Tứ hợp viện của người Trung Quốc cùng với nhà bình thường đa phần cửa đều bằng gỗ.
Chúng ta thường nói “môn” 门, thực tế là do bốn bộ
phận tổ thành, tức “môn bản” 门板, “môn khuông” 门框, “môn mi” 门楣và “môn hạm nhi” 门槛儿.
Bốn bộ
phận này, mỗi bộ phận đều có công năng riêng, khuyết một cũng không được, nhưng
lấy ngạch cửa làm trọng. Nếu “môn bản” 门板 (cánh cửa) mở
ra, bước vào hoặc bước ra, phía trong cửa hoặc phía ngoài cửa đều lấy ngạch cửa
làm giới hạn. Nói một cách khác, từ xa ngạch cửa để bước, được coi như bước ra
hoặc bước vào, cho nên người Trung Quốc rất coi trọng ngạch cửa.
Trong
cuộc sống của người Trung Quốc, ít nhiều mang sắc thái mê tín, “hạm nhi” 槛儿 trong
từ “môn hạm nhi” 门槛儿, người Bắc Kinh khi phát âm có “nhi” 儿 hoá.
Chữ “hạm”
槛 khi
có thêm “nhi” 儿 hoá,
đồng âm với “nhi” 儿 hoá
trong từ “khảm nhi” 坎儿. Mà ý nghĩa của “khảm nhi” 坎儿,
trừ nghĩa là cái hố trên mặt đất ra, còn có hàm nghĩa là long đong lận đận, điều
này khiến ngạch cửa có ngụ ý khác thường.
Nói một
cách khác, ngạch cửa là “khảm nhi” 坎儿 (mang ý nghĩa long đong lận đận), cho nên đạp lên ngạch
của là đạp lên “khảm nhi”. Nói theo cách mê tín, “khảm nhi” là số kiếp, bạn đạp lên “khảm nhi” ý
nghĩa là bạn sẽ gặp phải “khảm nhi”, tránh không được. Bạn xem, đó chẳng phải là
xui xẻo sao?
Nhân đó,
người Trung Quốc có một quy củ, bất kể là ai, đều không được đạp lên ngạch cửa.
Khi dọn đồ đạc, gặp phải vật nặng, khiêng
không nỗi, thà không dọn chứ không được đem vật nặng đó đặt lên ngạch cửa. Bạn
thử nghĩ xem, ai mà muốn gặp phải “khảm nhi”?
Người
Trung Quốc khi nói “quá môn hạm nhi” 过门槛儿, trên thực tế là
nói “maị môn hạm nhi” 迈门槛儿, một chữ ‘mại” 迈 (bước
xa) cũng đã phản ánh sự sợ hãi của người
Trung Quốc đối với “khảm nhi”.
Liên
quan đến quy củ không thể đạp lên ngạch cửa, còn có cách nói: “hạm nhi” 槛儿 trong “môn hạm nhi” 门槛儿đồng
nghĩa với chữ “khảm” 坎. “Khảm” 坎là một trong bát quái,
đại biểu thuỷ. Thuỷ chủ về tài vận. Bạn đạp lên “khảm” chủ về tài vận, thì cả đời
muốn phát tài được sao? không có cửa đâu!
Nhìn
chung bách tính, ai lại không muốn phát tài? Đạp lên ngạch cửa cả đời nghèo khổ,
ai lại muốn phạm vào điều cấm kị này? Cho nên, trẻ con trong nhà lúc vừa mới biết
đi, cha mẹ phải dặn, không cho đạp lên ngạch cửa, càng không thể ngồi lên ngạch
cửa.
Kì thực,
không chỉ bách tính mới riêng có quy củ này, trước đây, bao gồm cả hoàng cung,
hoàng thân quốc thích và văn võ đại thần trong triều cũng đều không thể đạp lên
ngạch cửa.
Vào thời
đại còn hoàng đế, triều đình có “Lễ bộ” phụ trách chế độ, ban bố dùng thao diễn
các loại lễ tiết. Quan lại mới đến đô thành nhậm chức, trước tiên phải đến bộ Lễ
tiếp nhận giáo huấn, làm rõ các quy củ mới có thể yết kiến hoàng đế.
Trong những
lễ tiết và lễ số này, khi có người tiến cung, không thể đạp lên bất cứ ngạch cửa
của cung môn nào. Nếu phạm phải, không chỉ bị lột mũ ô sa, mà còn có khi đầu đi
nơi khác. Bạn nghĩ xem, đạp lên ngạch cửa tội nặng biết bao?
Trong lịch sử, chưa xuất hiện người nào do vì đạp lên ngạch cửa mà bị bay đầu. Đương nhiên, không ai ngốc như thế, rõ ràng biết sẽ bay đầu mà cứ đạp?
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 17/4/2025
Nguồn
TRUNG QUỐC NHÂN ĐÍCH XƯNG HÔ
中国人的称呼
Biên soạn: Lưu Nhất Đạt 刘一达
Tranh vẽ: Mã Hải Phương 马海方
Bắc Kinh: Trung dịch xuất bản xã, 2022