Dịch thuật: 脩 (tu) và 修 (tu) bất tận tương đồng - Bàn về chữ "tu" 脩

 

  (TU) VÀ (TU) BẤT TẬN TƯƠNG ĐỒNG

Bàn về chữ “tu”

          (tu) và (tu) đều là chữ hình thanh, thanh phù của cả hai chữ đều là (du), hình phù của (tu) là (nhục) bởi vì nghĩa gốc của là (bô), điều mà gọi là:

Nhục điều cát nhi can chi.

肉条割而干之

(Thịt xắt miếng phơi khô)

          Người xưa đem miếng thịt đập giập, lấy gừng quế thoa lên rồi đem phơi khô, đó chính là (tu). Khổng Tử nói rằng:

Tự hành thúc tu dĩ thượng, ngô vị thường vô hối yên.(1)

自行束脩以上, 吾未尝无诲焉.

(Tự đem một bó thịt khô (10 miếng thịt xắt thành sợi là 1 thúc) trở lên để làm lễ xin học, ta chưa từng chê ít mà không dạy.)

Ý nói chỉ cần chủ động đem đến một ít lễ vật làm lễ ra mắt, Khổng Tử chưa bao giờ chê ít mà không dạy. Lễ vật mà Khổng Tử nhận từ học sinh là bạc lễ, nếu hậu lễ phải là những loại như ngọc bạch, da thuộc … Khổng Tử không cầu báo đáp , tinh thần nầy quả là đáng kính. “Thúc tu” 束脩 là một bó thịt khô, chỉ có 10 miếng.

Nói đến tặng lễ vật, theo những ghi chép trong cổ tịch, học trò khi ra mắt thầy, ngoài “thúc tu” ra, còn lấy rau. Như trong “Lã Thị Xuân Thu – Thận nhân” 呂氏春秋 - 慎人, Khổng Tử 孔子đàn ca trong phòng, Nhan Hồi 颜回 “thích thái” 释菜 (*) bên ngoài. Trịnh Tư Nông 郑司农khi giải thích từ “thích thái” 舍采trong “Chu lễ” 周礼 viết rằng:

Cổ đại sĩ kiến vu quân, dĩ trĩ vi chí; kiến vu sư, dĩ thái vi chí.

古代士见于君, 以雉为挚; 见于师, 以菜为挚

          (Thời cổ, kẻ sĩ khi yết kiến vị quân chủ, dùng chim trĩ làm lễ ra mắt, yết kiến thầy, dùng rau làm lễ ra mắt).

          Lục Tông Đạt 陆宗达, Vương Ninh 王宁trong “Huấn hỗ dữ Huần hỗ học” 训诂与训诂学 còn nói, tặng rau mang ý nghĩa biểu thị sự thành tâm học tập.

          Nghĩa phái sinh của “thúc tu” 束脩 là “nhập học” 入学, là “kiểm thúc” 检束. Như trong “Gia ngữ” 家语có câu:

Phàm sở giáo hối thúc tu dĩ thượng tam thiên dư nhân.

凡所教诲束脩以上三千余人.

(Phàm đến nhập học có đến hơn 3000 người.)

“Thúc tu” 束脩ở đây mang ý nghĩa là “nhập học”.

          Trong “Hậu Hán thư – Đặng Thái Hậu chiếu” 后汉书 - 邓太后诏 có câu:

Cố năng thúc tu bất xúc la võng. (2)

故能束脩不触罗网

(Cho nên có thể ước thúc, tu sửa thì không sa vào lưới)

“Thúc tu” 束脩 ở đây là ước thúc, tu chỉnh, cũng là nói có thể sửa mình, tu thân. Đây cũng là nguyên nhân chữ (tu) mang ý nghĩa (trị: sửa trị). Đặng Đình Trinh 邓廷桢  trong “Song Nghiễn Trai bút kí” 双砚斋笔记có nói:

          Tu huấn trị giả, dĩ tự tùng du; tu huấn trị, cố tu diệc huấn trị. Can nhục chuỳ chi nhi thi khương quế nãi vi tu, tất gia tu trị chi công … (3)

          脩训治者, 以字从攸; 修训治, 故脩亦训治. 干肉捶之而施薑桂乃为脩. 必加脩治之功

          (Chữ (tu) giảng là (trị), có chữ (du); chữ (tu) giảng là (trị), cho nên (tu) cũng có nghĩa là (trị). Thịt khô đập giập rồi thoa gừng quế lên đó là (tu), nhất định là phải bỏ công “tu trị” 脩治 (sửa trị)…. ) …

                                                                                            (còn tiếp)

Chú của nguyên tác

1-Dương Bá Tuấn 杨伯峻: “Luận ngữ dịch chú – Thuật nhi” 论语译注 - 述而trang 72, Trung Hoa thư cục.

2-“Nhị thập ngũ sử - Hậu Hán Thư – Đặng hoàng hậu kỉ” 二十五史 - 后汉书 - 邓皇后纪 trang 795, Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã, Thượng Hải thư điếm.

3-Thanh . Đặng Đình Trinh 邓廷桢: “Song Nghiễn Trai bút kí” 双砚斋笔记 trang 120, Trung Hoa thư cục.

Chú của người dịch

*-Trong nguyên tác, ở đây in nhầm là “trạch thái” 择菜.

Thích thái 舍采 cũng viết là 舍菜, tức “thích thái” 释菜. Học trò vào thời cổ lúc nhập học đem rau “tần” rau “phiền” tế tự tiên thánh tiên sư, gọi đó là “thích thái” 舍采. Chữ thông với .

                                                           Huỳnh Chương Hưng

                                                          Quy Nhơn 31/3/2025

Nguyên tác Trung văn

“TU”  “TU”  BẤT TẬN TƯƠNG ĐỒNG

ĐÀM “TU

” “不尽相同

 

Trong quyển

HÁN TỰ THẬP THÚ

汉字拾趣

Tác giả: KỶ ĐỨC DỤ (纪德裕)

Phục Đán Đại học xuất bản xã, 1998

Previous Post Next Post