Dịch thuật: Trung lưu chỉ trụ (Thành ngữ cố sự)

 TRUNG LƯU CHỈ TRỤ

中流砥柱

Trụ đá giữa dòng

Giải thích: “Chỉ Trụ” 砥柱 tên núi (Chỉ Trụ sơn 砥柱山), ở giữa dòng của Hoàng Hà 黄河, hình dáng của núi như cột trụ, đứng sừng sững giữa dòng Hoàng Hà cho nên có tên như thế. Ví với một sức mạnh hoặc nhân vật anh hùng trong hoàn cảnh hiểm ác gian nan có tác dụng chống đỡ.

Xuất xứ: Chiến Quốc . Dật danh: “Án Tử Xuân Thu – Nội thiên gián hạ” 晏子春秋 - 内篇谏下.

          Giữa dòng Hoàng Hà 黄河ở bên đông Tam Môn Hiệp 三门峡phía tây Hà Nam 河南, có núi Để Trụ 砥柱. Theo “Thuỷ kinh chú” 水經注:

          Thời thượng cổ, có ngọn núi bị sụp đã chặn dòng Hoàng Hà, nước sông không thể lưu thông. Khi Hạ Vũ 夏禹trị thuỷ đã cho đục đường dẫn nước hai bên núi, khiến nước sông chia ra mà chảy, hình dáng ngọn núi này liền giống như một trụ đá, đứng sừng sứng giữa dòng. Thế là người ta gọi núi này là “Chỉ Trụ sơn” 砥柱山.

          Nước Hoàng Hà ở vùng Tam Môn Hiệp chảy rất xiết nên rất nguy hiểm. Nơi đáy sông vùng Tam Môn Hiệp có một núi nham thạch cao cao thấp thấp nằm chắn ngang, vì thế hình đã thành ba dòng nước chảy xiết, tục gọi dòng ở phía bắc là “nhân môn” 人门, dòng ở giữa là “thần môn” 神门, dòng ở phía nam là “quỷ môn” 鬼门, nhưng “quỷ môn” là hung hiểm nhất. Tên gọi “Tam Môn Hiệp” từ đó mà có. Lúc trước, khi thuyền bè đi qua Tam Môn Hiệp, đụng phải đá ngầm thường xảy ra tai nạn. Dòng nước Hoàng Hà chảy xiết từ Tam Môn Hiệp chảy xuôi về phía đông, thế như vạn mã bôn đằng, nhắm đến núi Chỉ Trụ xông tới, nhưng “Chỉ Trụ” cao lớn, nghinh đón thế nước, sừng sững hiên ngang không hề dao dộng.

          Hình thế địa lí này, đã hình thành thành ngữ “Trung lưu chỉ trụ” 中流砥柱.

                                                                 Huỳnh Chương Hưng

                                                              Quy Nhơn 29/3/2025

Nguyên tác Trung văn

 TRUNG LƯU ĐỂ TRỤ

中流砥柱

TRUNG QUỐC THÀNH NGỮ CỐ SỰ TỔNG TẬP

中国成语故事总集

(tập 1)

Chủ biên: Đường Kì 唐麒

Trường Xuân – Thời đại văn nghệ xuất bản xã, 2004 

Previous Post Next Post