KHÂM SAI ĐẠI THẦN
“Khâm
sai đại thần” 欽差大臣 nói tắt là “Khâm sai” 欽差là
chức quan lâm thời của hai triều Minh Thanh.
“Khâm” 欽có nghĩa là hoàng đế; “Khâm sai” 欽差 có
nghĩa là hoàng đế sai khiến, nhân đó mà Khâm sai đại thần là một vị quan do
hoàng đế sai phái đi xử lí một công việc nào đó. Nhân vì là người đại biểu cho
hoàng đế, cho nên rất có địa vị. Đảm nhậm chức quan này thường là vị quan cao rất
được hoàng đế sủng tín, được chức quan này cũng là một vinh dự cho bản thân.
Nhìn chung sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về phục mệnh, chức quan này sẽ bãi bỏ.
Kì thực, nhìn chung hoàng đế sai khiến đại thần ra ngoài xử lí công việc, vào
thời cổ ở Trung Quốc đều luôn có. Nhưng bắt
đầu từ thời Minh, vị quan đảm nhậm chức này mới có xưng hiệu cố định là
“Khâm sai đại thần” 欽差大臣, địa vị cũng cao hơn đại thần cùng loại của các đời.
Điều này cũng có liên quan đến việc triều Minh thực hành cao độ chế độ tập quyền
trung ương.
Đời
Thanh, tập quyền trung ương càng thực hành mạnh hơn, phái khiển Khâm sai đại thần
nhiều hơn. Đời Thanh, “Khâm sai” 欽差còn gọi là “Khâm sứ”
欽使, thống lĩnh tất cả quân binh thì gọi là “Khâm soái” 欽帅, sứ tiết trú ở bên ngoài gọi là “Khâm sai xuất xứ …
quốc đại thần.” 欽差出使 ….. 国大臣. Ví dụ như, Lâm Tắc
Từ 林則徐đến Quảng Châu 广州
cấm thuốc phiện năm nọ tức là đã đi với thân phận Khâm sai.
Tổng thể mà nói, hai đời Minh Thanh, việc lưu hành Khâm sai đại thần có liên quan đến việc hai triều đều không lập Tể tướng, quyền lực hoàng đế lớn mạnh hơn các triều đại trước đó.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 23/3/2025
Nguồn
BẤT KHẢ BẤT TRI ĐÍCH 3000 CÁ VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC
不可不知的 3000个文化常识
Biên soạn: Tinh Hán 星汉