“NHẤT TRIÊU BỊ XÀ GIẢO, THẬP NIÊN PHẠ TỈNH THẰNG”
Nhất triêu bị xà giảo
Thập niên phạ tỉnh thằng
十年怕井绳
Câu này
ý nói, một ai đó nếu một ngày nào bị rắn cắn, thì mười năm tiếp sau sẽ luôn sợ
sợi dây thừng ở giếng (có hình dạng giống con rắn). Đa phần dùng để chỉ một người
có tâm lí sợ hãi sau khi gặp phải trắc trở hoặc thất bại, trở nên nhát gan không
phấn chấn lên được. Câu này lúc ban đầu có liên quan đến dụng ngữ của Phật giáo.
Đem dây thừng và rắn liên hệ lại là bắt
nguồn từ trong “Khởi tín luận sơ bút tước kí” 起信论疏笔削记quyển 19 của Tử Tuyền 子璿đời Tống:
Tri pháp như huyễn, cố vô sở khiếp.
Thằng xà phi độc, ngột quỷ vô tâm, hà sở khiếp da!
知法如幻, 故无所怯. 绳蛇无毒, 杌鬼无心, 何所怯耶!
(Biết pháp là giả dối không thực, cho
nên không có gì phải sợ. Sợi dây như con rắn không có độc, quỷ ngột không có tâm,
thì sợ gì!)
Ý nói mọi
sự vật ngoại tại trên thế giới chẳng qua là huyễn tướng, cho nên không có gì đáng
để phải sợ. Giống như “thằng xà” 绳蛇bản thân
không có độc, ngột quỷ (1) vốn cũng không có tim.
Câu:
Nhất triêu bị xà giảo
Thập niên phạ tỉnh thằng
一朝被蛇咬
十年怕井绳
Nguyên là:
Nhất độ trước xà giảo
Phạ kiến đoạn tỉnh tác.
一度著蛇咬
怕见断井索
(Một lần bị rắn cắn
Thì thấy sợi dây giếng đứt cũng
sợ)
Câu này
có xuất xứ từ “Tục truyền đăng lục” 续传灯录quyển 29, về sau trở thành tục ngữ được
vận dụng rất rộng rãi:
Nhất triêu bị xà giảo
Thập niên phạ tỉnh thằng
Sau khi bị qua một lần thất bại thì một thời gian dài sau đó luôn nghi thần nghi quỷ.
Chú của
người dịch
1-Ngột
quỷ 杌鬼: có lẽ là “đào ngột” 梼兀, một trong “tứ hung” trong
truyền thuyết thần thoại Trung Quốc. “Tứ hung” gồm: thao thiết, cùng kì, đào ngột,
hỗn độn.
-Thao thiết 饕餮: là loại quái thú không có thân, nhân vì cực tham ăn đến nỗi thân của
nó, nó cũng ăn mất, chỉ còn lại đầu. Nó tượng trưng cho hạng người tham lam,
tham không biết chán.
-Cùng kì 穷奇: Theo “Sơn hải kinh – Hải ngoại bắc kinh” 山海经 - 海外北经, cùng kì là loại ác thú có cánh, có
thể bay, biết được tiếng người, giỏi mê hoặc lòng người, ưa gây sự.
-Đào ngột 梼兀: Theo “Tả truyện – Văn Công thập bát niên” 左传 - 文公十八年, Chuyên Húc 颛顼có người con bất
tài, không thể dạy bảo, cứng đầu, kiêu căng ngạo mạn. Loại ác nhân đó sau khi
chết diễn hoá thành ma thú nổi tiếng thời thượng cổ.
-Hỗn độn 混沌: hình dạng như con chó, như gấu nhưng không có vuốt, có mắt mà không thấy,
có tai mà không nghe, có bụng mà không có ngũ tạng. Đời sau gọi hạng người
không phân biệt thị phi là “hỗn độn”.
https://baike.baidu.com/item/%E5%9B%9B%E5%87%B6/10797804
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 22/01/2025
Nguồn
TRUNG QUỐC VĂN HOÁ 1000 VẤN
中国文化 1000 问
Tác giả: Địch Văn Minh 翟文明
Bắc Kinh: Trung Quốc Hoa kiều
xuất bản xã, 2010