Dịch thuật: Hoả - Bão tân cứu hoả

 

HOẢ – BÃO TÂN CỨU HOẢ 

Chữ “hoả” lí thú

Trong “Thuyết văn” 说文có nói:

Hoả, huỷ dã. Nam phương chi hành. Viêm nhi thướng. Tượng hình.

, 燬也. 南方之行, 炎而上. 象形

(Hoả cũng gọi là “huỷ”. Một trong ngũ hành, phối thuộc phương nam. Có sức nóng và bốc lên. Thuộc chữ tượng hình.)

Ý nghĩa là, hoả có thể thiêu huỷ tất cả mọi thứ. Một trong ngũ hành, đại biểu cho phương nam. Chữ hoả thuộc tượng hình, giống như ngọn lửa bốc lên.

Chữ (hoả) trong giáp cốt văn tương tự với (sơn), giống ba ngọn lửa trên mặt đất hướng lên không trung. Có chữ hoả trong giáp cốt văn giản hoá hai ngọn lửa ở hai bên, đồng thời đem ngọn lửa chính ở giữa viết thành hình chữ (nhân). Về sau kim văn đem hai ngọn lửa ở hai bên viết thành nét phẩy và nét mác, đến đây, tự hình chữ cơ bản ổn định. Triện văn kế thừa tự hình của kim văn. Khi nó làm thiên bàng trong chữ Hán có kết cấu trên dưới, được viết thành 4 chấm ở dưới cùng, ví dụ như chữ (liệt).

Câu chuyện Hán tự: Bão tân cứu hoả 抱薪救火

          Giải thích ý nghĩa

          Thành ngữ “Bão tân cứu hoả” 抱薪救火 (ôm củi cứu lửa) nguyên chỉ việc đem củi đi cứu lửa. “Tân” là củi, ý nói cỏ khô. Về sau dùng để ví nguyên nhân căn bản là không tìm đúng vấn đề, đem cách giải quyết ngược lại càng làm cho khốn khó tăng thêm nhiều.

Câu chuyện thành ngữ

          Hậu kì Chiến Quốc, trải qua nhiều năm chiến tranh kiêm tính, cuối cùng chỉ còn lại 7 nước tương đối mạnh là Tần, Sở, Yên, Triệu, Hàn, Nguỵ, Yên. Trong 7 nước này, nước Tần trải qua biến pháp của Thương Ưởng 商鞅, có thực lực mạnh nhất, thực hiện chính sách “viễn giao cận công” 远交近攻, kết giao với các nước ở xa, không ngừng đem binh tấn công chiếm đất các nước lân cận.

          Nước Nguỵ gặp phải sự tấn công của nước Tần, càng đánh càng bại, liên tục phải cắt nhượng nhiều thành trì. Năm 274 trước công nguyên, quân Tần đánh tan liên quân 3 nước Nguỵ, Triệu, Hàn, giết 15 vạn người, bắt được Đại tướng Mang Noãn 芒卵của nước Nguỵ, Nguỵ vương lo sợ. Tướng quân nước Nguỵ là Đoàn Can Tử 段干子hiến kế cho Nguỵ vương, kiến nghị đem thành Nam Dương 南阳 cắt nhượng cho tần để đổi lấy việc quân Tần lui binh.

          Mưu thần Tô Đại 苏代rất có viễn kiến, ông nói với Nguỵ vương rằng:

          -Trước đây, một căn phòng của một người nọ bốc cháy, người ta khuyên ông mau lấy nước dập lửa, nhưng ông không nghe, lại ôm một bó cỏ khô đi chửa lửa, do bởi ông ta không hiểu cỏ khô không chỉ không thể chửa được lửa mà ngược lại còn giúp cho thế lửa mạnh thêm. Đại vương nếu đồng ý dùng biện pháp cắt đất để lấy lòng nước Tần, thì cũng giống như ôm cỏ khô đi chửa lửa vậy, lửa không thể dập tắt, mà ngược lại còn mạnh thêm.

          Nguỵ vương không có chủ kiến, nghe qua biện pháp của Đoàn Can Tử, trước sau vẫn không có được chủ ý. Quân Tần tiếp tục tấn công, lãnh thổ nước Nguỵ không ngừng bị mất như bị tằm ăn lá, cuối cùng bị nước Tần diệt mất.

Tri thức: Hoả trung thủ lật 火中取栗 (lấy trái lật trong lửa)

          “Hoả trung thủ lật” 火中取栗 xuất từ bài thơ ngụ ngôn “Hẩu tử hoà miêu”  猴子和猫 (Khỉ và mèo) của Lạp . Phong Đan . 封丹 (La Fontaine), tác gia người Pháp thể kỉ 17. Truyện nói về một con khỉ muốn ăn trái lật nướng trên lửa, nhưng lại không muốn bản thân mình mạo hiểm cháy tay để lấy, thế là nó gạt con mèo giúp nó lấy. Con mèo để lấy được trái lật trong lửa, lông trên chân nó bị cháy, nhưng trái lật lấy được lại bị con khỉ ăn sạch.

          Câu chuyện ví với việc trả giá rất đắt cho sự thành công của một việc nào đó, nhưng kết quả lại bị người khác lợi dụng.

                                                                          Huỳnh Chương Hưng

                                                                          Quy Nhơn 09/01/2025

Nguồn

HÁN TỰ ĐÍCH CỐ SỰ

汉字的故事

Tác giả: Khúc Quân Vĩ 曲君伟, Lưu Di Phàm 刘怡帆

Bắc Kinh: Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã, 2021

 

Previous Post Next Post