CHỮ “NHÀN” 閑TRONG HÁN NGỮ CỔ
1- Hàng rào,
vòng rào vây nhốt trâu ngựa.
Trong
“Hán thư – Bách quan công khanh biểu”
漢書 - 百官公卿表có câu:
Hựu Long mã, Nhàn câu.
又龍馬閑駒
(Lại có Long Mã và Nhàn câu)
(tên quan thự nuôi ngựa)
Dẫn đến
nghĩa phạm vi đạo đức. Như trong “Luận ngữ - Tử Trương” 論語
- 子張có câu:
Đại đức bất du nhàn, tiểu đức
xuất nhập khả dã.
大德不踰閑,
小德出入可也.
(Với tiết tháo đạo đức lớn
không thể vượt giới hạn, còn tiểu tiết thì có thể ra vào)
2-Đề phòng,
phòng bị và hạn chế.
Ở quẻ Càn 乾 trong “Kinh Dịch” có câu:
Nhàn tà tồn kì thành.
閑邪存其誠
(Đề phòng tà niệm, bảo trì
thành thực)
Trong “Tả truyện – Chiêu Công lục niên” 左傳
- 昭公六年:
Thị cố nhàn chi dĩ nghĩa.
是故閑之以義
(Cho nên lấy điều nghĩa để đề
phòng)
3-Luyện tập
thành thạo
Trong “Thi – Tần phong – Tứ thiết” 詩
- 秦風 - 駟鐵có câu:
Tứ mã kí nhàn
四馬既閑
(Bốn ngựa đều đã tập quen)
Và trong “Đại nhã – Quyển a” 大雅
- 卷阿:
Quân tử chi mã
Kí nhàn thả trì
君子之馬
既閑且馳
(Ngựa của quân tử
Đã tập thành thục lại chạy
nhanh)
Ý nghĩa này, về sau cũng viết là 嫻
4-An tĩnh, trấn
tĩnh
Trong “Bản kinh” 本經của Hoài Nam Tử 淮南子có câu:
Nhàn tĩnh nhi bất táo
閑靜而不躁
(Bình tĩnh không nóng nảy)
Trong “Phục điểu phú” 鵩鳥賦 của Giải Nghị 賈誼:
Mạo thậm nhàn hạ.
貌甚閑暇
(Dáng vẻ rất điềm tĩnh)
(“nhàn hạ” 閑暇ở đây có
nghĩa là trấn tĩnh, không kinh sợ)
Dẫn đến nghĩa văn nhã”, không bộp chộp thô tục. Như trong
“Mĩ nữ thiên” 美女篇của Tào Thực 曹植có câu:
Mĩ nữ yêu thả nhàn.
美女妖且閑
(Mĩ nữ đã diễm lệ lại văn nhã)
Ý nghĩa này, về sau cũng viết là 嫻.
5-Thanh nhàn,
không nhàn tức rảnh rỗi, trái nghĩa với “mang” (bận rộn).
Trong “Hiệp khách hành” 俠客行 của Lí Bạch 李白có câu:
Nhàn quá Tín Lăng ẩm,
閑過信陵飲
(Lúc nhàn rỗi qua nhà Tín Lăng
uống rượu)
Trong “Tiến học giải” 進學解của Hàn Dũ 韓愈:
Đầu nhàn trí tán, nãi phận chi
nghi.
投閑置散,
乃分之宜
(Bị
sắp xếp vào vị trí nhàn tản, không có việc để làm, quả thực là đúng với số phận
)
Về ý này, nghĩa gốc viết là 閒.
Phân biệt chữ
閑 (nhàn) với 閒 (nhàn)
Về ý nghĩa “thanh nhàn” 清閒 (nhàn rỗi),
thì 閑 và 閒 đồng nghĩa. Nhưng chú ý: trong thơ Đường, nhiều chữ 閑 đều giải
thích là “an nhàn”, chứ không giải thích là “thanh nhàn” (nhàn rỗi). Ví dụ như Lí
Bạch 李白trong bài “Độc toạ Kính Đình sơn” 獨坐敬亭山đã viết:
Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn
眾鳥高飛盡
孤雲獨去閑
(Bầy chim bay cao đã bay đi
mất
Chỉ còn lại đám mây lẻ loi
an nhàn bay đi)
Chữ 閑 này nếu giải thích là “thanh nhàn” 清閒 (nhàn rỗi) là sai.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 18/01/2025
Nguyên tác Trung văn trong
CỔ ĐẠI HÁN NGỮ
古代漢語
(tập 4)
Chủ biên: Vương Lực 王力
Trung Hoa thư cục, 1998.