Dịch thuật: "Nội huynh" "nội đệ" sao lại gọi là "cữu"

 

“NỘI HUYNH” “NỘI ĐỆ” SAO LẠI GỌI LÀ “CỮU”

          Anh của vợ gọi là “nội huynh” 内兄, em trai của vợ gọi là “nội đệ” 内弟. Tại sao lại gọi “nội huynh” “nội đệ”? Hoá ra là chữ “nội” rất được chú ý.

          Thông thường, anh em ruột của mình là cùng họ. thuộc người một nhà, đúng là “nội” , nhưng anh em trai của vợ là người khác họ, vốn là “ngoại” mà.

          Nhưng anh em trai của vợ là “người bên nhà vợ”, người chồng muốn giữ hoà khí gia đình, muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với “người bên nhà vợ”. Để thể hiện sự gần gũi nên cố ý dùng chữ “nội” .

          Đương nhiên, “nội huynh” 内兄 “nội đệ” 内弟là cách xưng hô khi nói chuyện với người thứ ba, tức người khác; thông thường trước mặt anh em vợ không trực tiếp gọi “nội huynh” 内兄 “nội đệ” 内弟, mà chỉ gọi “huynh” “đệ” .

          Người phương bắc Trung Quốc khi giới thiệu “nội huynh” 内兄 “nội đệ” 内弟với người khác, thường dùng chữ “cữu” để xưng hô. “Nội huynh” 内兄gọi là “đại cữu tử” 大舅子, “nội đệ” 内弟 gọi là “tiểu cữu tử” 小舅子. “Nội huynh” 内兄 cũng gọi là “đại cữu ca” 大舅哥.

          Tại sao khi xưng hô lại dùng chữ “cữu” ?

          Chữ “cữu” theo sự giải thích trong “Thuyết văn giải tự” 说文解字:

          Mẫu chi huynh, đệ. Thê chi phụ vi ngoại cữu, tùng nam, cữu thanh. Phàm dị tính chi xưng, bất đắc xưng phụ, tắc cữu chi.

          母之兄, . 妻之父为外舅, 从男, 臼声. 凡异姓之称, 不得称父, 則舅之.

          (“Cữu” là anh em trai của mẹ. Cha của vợ gọi là “ngoại cữu”, có chữ (nam), lấy chữ (cữu) làm thanh phù. Phàm gọi người khác họ, nếu không phải là “phụ” thì xưng là “cữu”)

          “Phàm dị tính chi xưng, bất đắc xưng phụ, tắc cữu chi”. “Nội huynh” 内兄“nội đệ” 内弟nhất định là người khác họ, có tư cách xưng là “cữu” .

          Nhưng anh em trai của mẹ đã được gọi là “cữu” (cậu) rồi, “nội huynh” 内兄 “nội đệ” 内弟so với “cữu” (cậu) là lớp sau nhỏ hơn, nếu trực tiếp gọi “cữu” thì không thích hợp. Làm sao đây?  thêm chữ (tử) chẳng phải là đã giải thích rồi đó sao. Cho nên mới có cách xưng hô “cữu tử” 舅子.

          Đương nhiên, “đại cữu tử” 大舅子“tiểu cữu tử” 小舅子 cũng là cách xưng hô với người thứ ba, bạn không thể trực tiếp gọi anh em vợ là “đại cữu tử” “tiểu cữu tử”.

                                                                       Huỳnh Chương Hưng

                                                                       Quy Nhơn 22/12/2024

Nguồn

TRUNG QUỐC NHÂN ĐÍCH XƯNG HÔ

中国人的称呼

Biên soạn: Lưu Nhất Đạt 刘一达

Tranh vẽ: Mã Hải Phương 马海方

Bắc Kinh: Trung dịch xuất bản xã, 2022

Previous Post Next Post