Dịch thuật: Tiên mã 洗马

 

TIÊN MÃ

洗马 

Chữ bính âm là xiǎn

          Tên một chức quan thời cổ. Vốn viết là 先马 (tiên mã). Thuộc quan của thái tử,  bắt đầu thiết lập từ triều Tần. Đời Hán theo triều Tần cũng lập, thuộc quan của Đông cung, là cận thần nắm giữ việc tiến dẫn người yết kiến. Khi thái tử ra ngoài, thì Tiên mã đi đầu để dẫn đường. Đời Tấn chuyển sang nắm giữ điển tịch. Nhà Lương , nhà Trần thời Nam triều có “Điển kinh cục Tiên mã” 典经局洗马, đều do thế tộc đảm nhiệm. Bắc Tề gọi là “Điển kinh phường tiên mã” 典经坊洗马. Triều Tuỳ đổi gọi là “Tư kinh cục Tiên mã” 司经局洗马. Thời Đường Cao Tông 唐高宗 có một dạo đổi là “Tư kinh Đại phu” 司经大夫, chẳng bao lâu thì trở lại như cũ. Đời Thanh không thiếp lập thuộc quan của Thái  tử, nhưng vẫn tồn tại tên gọi này, để chuẩn bị cho viên quan Hàn lâm thăng chuyển, đến cuối đời Thanh thì phế bỏ.

          Trong lịch sử Trung Quốc, đa số những nhân vật nổi tiếng như Nguỵ Trưng 魏徵, Lí Mật 李密, Vệ Giới 卫玠, Từ Giai 徐阶, Lục Kiến Doanh 陆建瀛đều giữ qua chức Tiên mã. Lại nhân vì thái tử là trừ quân, một mai lên ngôi, Tiên mã có khả năng “vị cực nhân thần” 位极人臣 (bề tôi có địa vị cao nhất trong số đại thần). Đời Minh rất nhiều Đại học sĩ đều xuất thân là Tiên mã.

Chú của người dịch

洗马bính âm là xiǎn mǎ. là tên chức quan thời cổ, tức “Thái tử Tiên mã” 太子洗马, thiết lập vào đời Tần. Đời Hán viết là 先马 (tiên mã). Đời Tần Hán, Tiên mã là quan thị tùng của thái tử, khi thái tử xuất hành, Tiên mã đi đầu dẫn đường nên có tên như thế.

https://baike.baidu.com/item/%E6%B4%97%E9%A9%AC/2640732

Huỳnh Chương Hưng

Quy Nhơn 27/11/2024

Nguồn

TRUNG QUÔC CỔ ĐẠI VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC TỪ ĐIỂN

中国古代文化常识辞典

Thương vụ ấn thư quán từ thư nghiên cứu trung tâm, 2024

Previous Post Next Post