THỈNH TỘI HOÀ GIẢI TỬU
Bất luận là trong sự nghiệp hoặc
trong cuộc sống thường ngày, giữa người với người khó mà tránh được những va chạm
mâu thuẫn phát sinh, đa phần người ta vẫn mong “dĩ hoà vi quý” 以和为贵. Có thể có được sự thông cảm giữa đôi bên, để cho những
bực dọc qua đi. Trong quá trình đó, rượu thường phát huy tác dụng quan trọng.
Sớm vào thời Chiến Quốc đã có điển
cố “Phụ kinh thỉnh tội” 负荆请罪 (vác bó gai đến nhà người để xin xá tội): Lão tướng Liêm
Pha 廉颇 của
nước Triệu, nhân chiến công hiển hách được bái làm Thượng khanh. Sau này Lận Tương
Như nhân 蔺相如 có công
lao “Thằng Trì hội” 渑池会 “hoàn
bích quy Triệu” 完璧归赵 mà vị trí ở bên phải Liêm Pha. Liêm Pha không
phục, luôn tìm cách làm khó Lận Tương Như. Lận Tương Như không những không oán
hận, mà ngược lại còn khuyên giải đám thuộc hạ của mình vì việc đó mà định rời
bỏ đi. Nước Tần hùng mạnh không dám xâm phạm nước Triệu chính là bởi có Liêm
Pha và Lận Tương Như, nếu hai người mà đấu với nhau tất “lưỡng bại câu thương” 两败俱伤nguy cho nước Triệu. Liêm Pha sau khi biết được, vô cùng
hổ thẹn, chủ động đến nhà Lận Tương Như thỉnh tội.
“Phụ kinh thỉnh tội” 负荆请罪lúc đó về sau diễn hoá thành “thỉnh tội tửu” 请罪酒.
Giữa bạn bè với nhau phát sinh mâu thuẫn, đến mức cách mặt, sau một thời gian,bên
phạm sai lầm ý thức được vấn đề của bản thân, đã bày tiệc rượu, chủ động nói lời
xin lỗi, biểu thị muốn hoà hảo như xưa, đó chính là “thỉnh tội tửu”.
Nếu như sự tình do vì hiểu lầm,
hoặc nhất thời va chạm mà nảy sinh mâu thuẫn, đôi bên phát sinh tranh chấp,
nhưng lại đều không muốn nhường nhau, thậm chí có thể đưa đến công đường, một bên
sẽ nhờ người trung gian ra mặt hoà giải. Người hoà giải phải là người giỏi ăn nói,
đức cao vọng trọng, đợi hai bên hạ hoả, quyết định làm cho hai bên loại bỏ những
hiềm khích tranh chấp trước đó, sẽ bày ra “hoà giải tửu” 和解酒. Đến lúc đó, đương sự hai bên cùng người hoà giải
tham dự, uống qua “hoà giải tửu” sẽ quên đi chuyện cũ, sau cơn mưa trời lại sáng.
Sóng gió giữa hai bên nếu như là một bên rõ ràng phạm lỗi, về sau hối hận, sẽ mời người ra điều đình, bằng lòng gánh lấy việc bồi thường, còn bên chịu thiệt cũng bằng lòng tiếp nhận điều kiện của đối phương để yên ổn sự việc. Bên phạm tội sẽ bày tiệc rượu mời đối phương cùng người đứng ra điều đình, đó chính là “phạt tửu” 罚酒. Trong buổi tiệc, người phạm tội sẽ trịnh trọng hướng đến đối phương chính thức xin lỗi, đồng thời biểu thị sẽ không tái phạm. Sẽ mời bậc trưởng giả hoặc bậc tôn quý có uy vọng cùng với người điều đình làm chứng tại chỗ, hi vọng từ đó “tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu” 相逢一笑泯恩仇 (gặp nhau cười xoá tan những ân oán cũ)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 04/11/2024
Nguồn
TỬU TỤC
酒俗
Tác giả: Từ Cẩn 徐谨
Thiên Tân: Thiên Tân nhân dân xuất bản xã, 2012.