“ĐẬU NGA OAN” - TÁC PHẨM ĐẠI BIỂU CỦA BI KỊCH
(tiếp theo)
Bi kịch cá nhân cũng là bi kịch xã hội
“Đậu
Nga oan” 窦娥冤là tác phẩm kiệt xuất của Quan Hán Khanh 关汉卿, cũng là bi kịch nổi tiếng nhất trong tạp kịch đời
Nguyên. Đậu Nga 窦娥 lên
3 tuổi mẹ qua đời, lên 7 tuổi mất đi sự yêu thương của cha, kết hôn chẳng được
bao lâu thì thành goá phụ. Đối mặt với những khổ nạn theo nhau đến, nàng luôn
tin vào giáo điều phong kiến con gái không được có hai chồng, phải phục tùng
theo sự sắp đặt của số phận. Nhưng, với người lương thiện luôn chịu đựng như thế,
xã hội lại không cho nàng một lối thoát nào, cơ bản nhất là “an vu hiện trạng” 安于现状 (ở yên với hiện trạng đang có) cũng rất khó mà có được
trong một xã hội hắc ám.
Đối mặt
với sự uy hiếp của Trương Lư Nhi 张驴儿, Đậu Nga luôn tin
rằng bản thân mình là trong sạch, không sợ khi cùng với Trương Lư Nhi trên công
đường, nàng vốn cho rằng quan phủ sẽ phán đoán rõ ràng minh bạch. Nào ngờ tín
điều làm quan của tay Thái thú Đào Ngột 桃杌 là:
Ngã tố quan nhân thắng biệt nhân
Cáo trạng lai đích yếu kim ngân.
我做官人胜別人
告状来的要金银
(Ta làm quan phải thắng người khác
Cáo trạng đưa đến phải có bạc vàng)
Đản lai cáo trạng đích, tựu thị ngã y thực phụ mẫu.
但来告状的, 就是我衣食父母
(Người đến cáo trạng chính là cha mẹ đã cung cấp cái
ăn cái mặc cho ta)
Hiện trạng
hắc ám đã bức người phải phát ra những tiếng kêu kinh thiên địa, khấp quỷ thần.
Có
nhật nguyệt sớm tối trên trên cao, có quỷ thần nắm quyền sinh tử. Thiên địa
cũng chỉ hợp với việc phân biệt trong đục, làm sao có thể lại hồ đồ sinh ra Đạo
Chích, Nhan Uyên; Người làm điều thiện chịu bần cùng, số mệnh lại ngắn ngủi, kẻ
tạo ác hưởng phú quý lại sống dai. Thiên địa hỡi! thiên địa sợ cứng khinh mềm,
hoá ra cũng là thuận theo dòng nước mà đẩy thuyền. Địa ơi! Địa không phân biệt
tốt xấu thì sao mà làm địa. Thiên ơi! Thiên nhìn lầm tốt xấu, uồng làm thiên.
Đậu Nga
không hề muốn đối kháng với hiện thực, nàng chỉ là xuất phát từ điều kiện thân
phận của mình, đề xuất yêu cầu tối thiểu để sinh tồn. Nguyện vọng đơn giản như
thế trong xã hội đương thời đều không thể thực hiện. Xã hội đương thời, chính
trị thì hắc ám, quan lại thì hủ bại trong sử sách có chép. Ví dụ như tháng 11
năm Chí Nguyên 至元 thứ
31, chỉ riêng kinh sư đã phát hiện quan lại phạm tội có đến 300 người, sau đó
vào năm Đại Đức 大德thứ 7 (năm 1303), lại bãi miễn quan lại tham ô lên đến
18.473 người, thẩm lí oan ngục là 5.176 vụ. Lại còn có những quan tham chưa
quan bị phát hiện, cho đến đã bị phát hiện nhưng do bởi có núi để dựa hoặc những
nguyên nhân khác mà không thể xử lí, oan ngục lại càng nhiều, điều này con số e
sẽ làm kinh sợ người nghe. Đó chính là bối cảnh xã hội mà vở “Đậu Nga oan”
được sinh ra. Quan Hán Khanh là kịch tác gia hiện thực, ông từ trong cuộc sống
xã hội mà nắm bắt đề tài, kích phát linh cảm sáng tác.
Cho nên có thể nói, bi kịch nàng Đậu Nga không chỉ là bi kịch của cá nhân nàng ấy, mà còn là bi kịch của thời đại, là hình ảnh thu nhỏ của bi kịch nhân dân tầng lớp dưới trong xã hội đương thời. (hết)
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 12/11/ 2024
Nguyên tác Trung văn
BI KỊCH ĐẠI BIỂU TÁC
“ĐẬU NGA OAN”
悲剧代表作
“窦娥冤”
Trong quyển
NHẤT BẢN THƯ ĐỘC ĐỔNG
TRUNG QUỐC TRUYỀN THUYẾT VĂN HOÁ
(quyển 1)
一本书读懂中国传说文化
Tác giả: Thạch Khai Hàng 石开航
Bắc Kinh: Trung Hoa Hoa kiều xuất
bản xã, 2012, tái bản 2019