“ĐẬU NGA OAN” - TÁC PHẨM ĐẠI BIỂU CỦA BI KỊCH
“Đậu Nga oan” 窦娥冤 gọi đầy đủ là “Cảm thiên động địa Đậu Nga oan” 感天动地窦娥冤. Là tác phẩm đại biểu cho tạp kịch của Quan Hán Khanh, lấy đề tài từ câu chuyện dân gian “Đông Hải hiếu phụ” 东海孝妇. “Đậu Nga oan” là một trong thập đại bi kịch của Trung Quốc, có giá trị văn hoá tương đối cao, lả vở kịch nổi tiếng về cơ sở quần chúng rộng rãi, ước có khoảng 86 kịch chủng từng diễn qua vở này.
Quan Hán Khanh – đại gia của tạp kịch đời Nguyên
Quan
Hán Khanh 关汉卿 (khoảng
năm 1220 – năm 1300), hiệu Dĩ Trai Tẩu 已斋叟,
người Đại Đô 大都 (nay
là Bắc Kinh 北京) cuối Kim đầu Nguyên, tác gia đại biểu của tạp kịch đời
Nguyên. Ông tính tình lạc quan, hài hước đa trí, đồng thời cũng cuồng ngạo quật
cường, ông từng không hề hổ thẹn khi tự xưng “Ta là vị lãnh tụ lang quân khắp
thiên hạ, người đứng đầu của lãng tử thế giới”, càng cuồng ngạo hơn biểu thị
“Ta là hạt đậu đồng kêu vang vang chưng không nát, nấu không chín, giã không dẹp,
xào không nổ” đủ thấy cá tính độc đáo của ông.
Triều Nguyên thời Quan Hán Khanh đã dựa vào nghề nghiệp của mỗi người mà phân ra làm 10 hạng, phần tử tri thức được liệt vào hạng thứ 9, ở sau kĩ nữ, ở trước ăn mày. Chính phủ nhà Nguyên đả kích phần tử tri thức, khiến một số lượng lớn phần tử tri thức không đi tìm công danh nữa, mà chỉ chuyên kết hợp với nghệ thuật phố chợ, Quan Hán Khanh chính là một người. Ông bất mãn đối với sự áp chế và tàn bạo của của xã hội hắc ám, trường kì “ẩn dấu tích” nơi câu lan kĩ viện. Do bởi mặt hướng tới hạ tầng, lưu lạc triền miên nơi phố chợ, nhân đó mà khi viết tạp kịch, soạn tản khúc, có thể đắc tâm thuận thủ vận dụng bạch thoại của tục chúng dân gian, hành thoại của tam giáo cửu lưu, trong tác phẩm sự bi hoan li hợp của những nhân vật nhỏ bé cũng đã lộ ra hơi thở cuộc sống của xa hội hạ tầng cùng tình thái tư tưởng. Bình luận gia đã dùng hai chữ “bản sắc” 本色đã khái quát điểm đặc sắc này. Trong vở “Đậu Nga oan” có sự thể hiện tập trung. Như “không đến do phạm vương pháp, không đề phòng gặp hình pháp, tiếng kêu khuấy động kinh thiên, trong khoảnh khắc hồn đã đến điện Sâm La 森罗, làm sao mà không làm cho trời đất phát sinh oán hận được? Đậu Nga đã tố cáo xã hội bất công, đọc lên khiến sinh nảy sinh suy tư sâu sắc, cảm nhiễm độc giả một cách mạnh mẽ. Còn như “Tên Trương Lư Nhi 张驴儿lấy độc dược lén bỏ vào canh, ý muốn giết mẹ chồng tôi để chiếm đoạt tôi làm vợ, không ngờ mẹ chồng tôi nhường cho cha của Trương Lư Nhi, ông ta đã chết vì độc. Tôi sợ liên luỵ tới mẹ chồng nên đã khai giết, nay đến pháp trường chịu xử.” Giản phác không tô điểm, từ trong đó chúng ta cư hồ không thể thấy dấu vết gia công, tự nhiên như bản thân cuộc sống, gần gũi, sinh động, máu tươi nhỏ giọt đã bộ lộ số phận bi thảm trầnvà địa vị chịu khuất nhục của một phụ nữ nhỏ bé mà từ nhỏ đã bị làm “đồng dưỡng tức” 童养媳 (1).
Thảm kịch nhân gian kinh tâm động phách
“Đậu
Nga oan” lấy đề tài từ câu chuyện dân gian “Đông Hải hiếu phụ” được lưu truyền
từ đời Hán, Quan Hán Khanh kết hợp sự thể nhận trong cuộc sống hiện thức của
mình, tinh tâm viết ra tác phẩm này.
Vào triều
Nguyên thịnh hành việc cho vay nặng lãi, thư sinh nghèo Đậu Thiên Chương 窦天章vì không có tiền trả nợ cho Thái bà bà đã đem đứa con
gái mới 7 tuổi là Đậu Nga đưa cho nhà họ Thái 蔡làm
“đồng dưỡng tức”. Đậu Nga sau khi trưởng thành được gã cho con của Thái bà,
nhưng hai người thành thân chẳng bao lâu, người con Thái bà chết, Đậu Nga trẻ
tuổi ở vậy thủ tiết, Thái bà và nàng nương tựa vào nhau. Sự tình không may lại
theo tới, khi Thái bà đến Tái Lô Y 赛卢医 đòi nợ , Tái Lô Y không đủ sức trả nợ, đã gạt bà ra
vùng đồng hoang chuẩn bị giết, may trên đường đi được cha con Trương Lư Nhi 张驴儿 ra tay cứu. Nhưng cha con Trương Lưu Nhi lại là hai
tên lưu manh tàn độc, ép con dâu bà thành thân. Thái bà bà nhu nhược đáp ứng,
còn Đậu Nga thì kiên trì cự tuyệt. Trương Lư Nhi tàn độc lén bỏ thuốc độc vào
bát canh, ý đồ giết chết Thái bà bà cưỡng chiếm Đậu Nga. Không ngờ, bát canh bị
tên tham ăn là cha của Trương Lư Nhi ăn mất, Trương Lư Nhi vu cho Đậu Nga giết
cha mình, kéo nàng đến công đường. Tên Thái thu hôn dung Đào Ngột 桃杌, nhận hối lộ của Trương Lư Nhi , dùng nghiêm hình tra
khảo Đậu Nga, bức nàng cung chiêu, đồng thời phao tin rằng sẽ hành hình Thái
bà. Đậu Nga không nỡ đế Thái bà bị hành hình nên đã hàm oan nhận tội, bị phán xử
tử hình. Lúc lâm hình, nàng lập 3 lời thề:
-Thứ 1:
Nếu nàng bị oan, sau khi chém đầu , máu tươi nơi cổ sẽ vấy lên tấm lụa trắng,
mà không vấy trên mặt đất.
-Thứ 2:
Tháng 6, trời sẽ đổ tuyết dày 3 xích, che phủ thi thể của nàng.
-Thứ 3:
Trời sẽ trừng phạt nơi nầy đại hạn 3 năm.
Đậu Nga sau khi bị giết, 3 lời thề đó đã ứng nghiệm. Sáu năm sau, Đậu Thiên Chương tại kinh thành thi đậu, phụng chỉ đến Sở Châu thám thính dân tình, Hồn oan của Đậu Nga hướng đến phụ thân cáo trạng, cuối cùng xử tên hôn quan Đào Ngột và tên Trương Lư Nhi hung ác. ….. (còn tiếp)
Chú của người dịch
1-Đồng dưỡng tức 童养媳: một trong nhưng tập tục hôn nhân truyền
thống của Trung Quốc. Đem một bé gái chưa đến tuổi thành niên tặng hoặc bán cho
một gia đình khác, để gia đình đó nuôi dưỡng, khi lớn lên sẽ cùng với người con
trai của gia đình đó chính thức thành hôn, kết làm vợ chồng.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 11/11/ 2024
Nguyên tác Trung văn
BI KỊCH ĐẠI BIỂU TÁC
“ĐẬU NGA OAN”
悲剧代表作
“窦娥冤”
Trong quyển
NHẤT BẢN THƯ ĐỘC ĐỔNG
TRUNG QUỐC TRUYỀN THUYẾT VĂN HOÁ
(quyển 1)
一本书读懂中国传说文化
Tác giả: Thạch Khai Hàng 石开航
Bắc Kinh: Trung Hoa Hoa kiều xuất
bản xã, 2012, tái bản 2019