TỬ HƯ Ô HỮU
子虚乌有
Giải thích: Tử Hư 子虚: sự việc không thật; Ô Hữu 乌有: làm gì có. Nguyên vốn giả thiết
tên người, sau dùng để ví người hoặc sự việc giả thiết.
Xuất xứ: Hán . Tư Mã Tương Như 司马相如: Tử Hư phú 子虚赋.
Từ
gia nổi tiếng thời Tây Hán là Tư Mã Tương Như 司马相如từng giúp việc ở chỗ Lương Hiếu
Vương 梁孝王.
Lương Hiếu Vương có một toà “Lương viên” 梁园, rộng hơn 300 dặm, trong vườn cảnh
sắc vô cùng tươi đẹp. Tư Mã Tương Như trú ở đó 3 năm, đồng thời cũng tại nơi đó
viết ra danh tác “Tử Hư phú” 子虚赋.
Nội
dung của “Tử Hư phú” là:
Sở
Vương 楚王phái
một người tên là Tử Hư 子虚đi thăm Tề Vương 齐王. Tề Vương thống lĩnh những tay săn bắn giỏi trong cả nước,
cùng Tử Hư tiến hành hoạt động săn bắn đại quy mô. Về sau, Ô Hữu tiên sinh 乌有先生của nước Tề hỏi cảm nhận của Tư
Hư về lần săn bắn đó, kì vọng sẽ có được sự tán thưởng. Nhưng, Tử Hư lại nói về
hoạt động săn bắn của Sở Vương tráng quan như thế nào, mục đích là để châm biếm
hạ thấp hoạt động săn bắn của Tề Vương. Ô Hữu tiên sinh ra sức bênh vực Tề
Vương, hai bên không ai thuyết phục được ai. …
Bàn
văn này viết rất hoa lệ, cảnh sắc hùng vĩ. Hán Vũ Đế 汉武帝sau khi đọc qua vô cùng tán thưởng,
hạ lệnh triệu kiến Tư Mã Tương Như.
Tư
Mã Tương Như nói rằng:
-“Tử
Hư phú” viết về cảnh săn bắn của chư hầu, còn nếu là cuộc săn bắn của thiên tử
thì cảnh đó nhất định là tráng quan hùng vĩ hơn.
Hán
Vũ Đế cả mừng, mời Tư Mã Tương Như viết thêm. Và Tư Mã Tương Như đã viết “Thượng
Lâm phú” 上林赋.
“Thượng
Lâm phú” viết về Vong Thị Công 亡是公sau khi nghe đoạn đối thoại giữa Tử Hư và Ô Hữu tiên sinh, mỗi
người khoe vị quân chủ của mình, cho rằng, những việc của Tề và Sở đều không đủ
để bàn luận, thế là, ông ta giới thiệu về hoạt động săn bắn khí phách của thiên
tử và khung cảnh tráng lệ của Thượng uyển trong hoa viên của thiên tử.
Đoạn cuối của bài, Tư Mã Tương Như châm biếm việc chư hầu thiên tử tham luyến săn bắn, bỏ phế chính sự, chủ trương tu sửa chính trị, đề xướng tiết kiệm.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 15/10/2024
Nguyên tác Trung văn
TỬ HƯ
Ô HỮU
子虚乌有
TRUNG QUỐC THÀNH NGỮ CỐ SỰ TỔNG TẬP
中国成语故事总集
(tập 1)
Chủ biên: Đường Kì 唐麒
Trường Xuân – Thời đại văn nghệ xuất bản xã, 2004