Dịch thuật: Triều thiên hậu

 

TRIỀU THIÊN HẬU 

          “Hậu” là loại thần thú, bính âm hǒu” , có sừng như sừng nai, đầu như đầu lạc đà, tai như tai mèo, mắt như mắt tôm, miệng như miệng lừa, bờm như bờm sư tử, cổ như cổ rắn, bụng như bụng như bụng con sò, vảy như vảy cá chép, vuốt chân trước như vuốt chim ưng, vuốt chân sau như vuốt cọp, vô cùng uy nghi dũng mãnh. Nó luôn kiêu ngạo, cũng rất phách tướng, luôn đối mặt với trời, hả miệng như đang gào thét giận dữ, cho nên có tên là “Triều thiên hậu” 朝天犼.

          Về lai lịch của Triều thiên hậu, trong dân gian lưu truyền mấy thuyết khác nhau, mỗi thuyết đều có màu sắc thần kì. Trong đó có một thuyết cho rằng, Triều thiên hậu là tên gọi khác của con “Bồ lao” 蒲牢. Nói đến “Bồ lao”, lai lịch của nó cũng không thể cho là tầm thường. Tương truyền bồ lao là con của rồng, hình dạng giống rồng nhưng nhỏ hơn, thường cư trú bên bờ biển. Tuy là con rồng, nhưng nó lại sợ loài cá kình to lớn. Khi cá kình công kích, nó liền gào lên thật to. Người xưa căn cứ vào đặc điểm “tính háo hậu” 性好吼 (tính hay gào thét), đã đem bồ lao đúc thành quai chuông có hình rồng trên đại hồng chung. Tuy “Triều thiên hậu” và “Bồ lao” đểu hay gào thét, nhưng một con thì ngồi trên trụ hoa biểu, một con thì trên quai đại hồng chung, có thể thấy là không phải là cùng một loại động vật.

          Trụ “hoa biểu” 华表vừa để trang sức cho hoàng cung thêm tính trang nghiêm, cũng vừa là tiêu chí nhằm để nhắc nhở các bậc đế vương cổ đại siêng năng chính sự, yêu quý nhân dân.  Các bạn nếu quan sát kĩ, sẽ phát hiện hai con Triều thiên hậu ở trước thành lâu Thiên An Môn 天安门, đầu hướng về phía bên ngoài cung, còn hai con Triều thiên hậu ở sau thành lâu Thiên An Môn, đầu đang hướng nhìn về trong cung. Điều đó mang ý nghĩa gì?

          Theo truyền thuyết, Triều thiên hậu là loài động vật rất có tính linh, hàng ngày nó ngồi trên trụ hoa biểu chú ý đến hành tung của hoàng đế.

          Hai con Triều thiên hậu đầu hướng ra bên ngoài cung là để canh hoàng đế xuất tuần trở về. Mỗi khi hoàng đế xuất tuần đã lâu mà chưa chịu trở về, mãi lưu luyến cảnh đẹp núi sông, thì nó sẽ gọi:

-Hoàng thượng, ngài mau trở về trị  lí triều chính. Chúng thần đang mong ngóng ngài trở về.

          Thế là, người ta gọi hai con này là “Vọng quân quy” 望君归.

          Còn hai con Triều thiên hậu nhìn hướng vào trong cung là để giám sát mọi cử động của hoàng đế lúc ở trong cung, nếu hoàng đế chìm đắm trong cuộc sống xa hoa chốn cung đình, bỏ phế triều chính, nó sẽ thúc giục:

          -Hoàng thượng, ngài mau xuất cung thị sát dân tình, không nên ở mãi trong cung hưởng lạc, chúng thần đang mong ngóng ngài trở ra.

          Cho nên, người ta gọi hai con này là “Vọng quân xuất” 望君出.

          Quả nhiên, thần thú khi đến Tử cấm thành 紫禁城, tên của chúng biến đổi, đọc lên nghe có vẻ khí phái.  (còn tiếp) 

Chú của người dịch

Về âm đọc của chữ :

Trong “Khang Hi tự điển” 康煕字典có ghi:

          “Tập vận” 集韻phiên thiết là HỨA HẬU , âm (hậu).

          Như vậy âm Hán Việt của chữ là HẬU.

“Hán Việt tự điển” của Thiều Chửu không thu thập chữ này.

Riêng chữ , trong “Khang Hi tự điển” 康煕字典 cũng có ghi:

          “Quảng vận” 廣韻phiên thiết là HÔ HẬU .

          “Tập vận 集韻” “Vận hội” 韻會, “Chính vận” 正韻phiên thiết là HỨA HẬU , đều có âm là +(hậu).

          Chữ này trong “Hán Việt tự điển” của Thiều Chửu phiên âm là HỐNG.

Huỳnh Chương Hưng

Quy Nhơn 12/10/2024

Nguồn

GIÁ LÍ THỊ CỐ CUNG

TRẤN THỦ THẦN THÚ

这里是故宮

鎮守神兽

Chủ biên: Hướng Tư 向斯

Bắc Kinh: Trung Quốc thuỷ lợi thuỷ điện xuất bản xã. 2020

 

Previous Post Next Post