Dịch thuật: Triều thiên hậu (tiếp theo)

 

TRIỀU THIÊN HẬU

(tiếp theo) 

          Lúc ban đầu, Triều thiên hậu 朝天犼nhìn chung là con vật trấn mộ, xuất hiện nhiều nơi mộ của hoàng thân quốc thích, vương công quý tộc, Hình tượng há miệng nhe nanh của nó được phú cho thần tính, trấn nhiếp được yêu ma quỷ quái, bảo hộ linh hồn người đã mất không bị xâm hại, quấy nhiễu. Về sau, theo sự chuyển biến của quan niệm dân tộc, hình tượng Triều thiên hậu trong mắt người xưa cũng phát sinh biến hoá, thế là nó trở thành một loại “thuỵ thú” 瑞兽cát tường, mĩ quan, uy vũ, hùng tráng, khí phách.

          Nhân vì Triều thiên hậu có tập quán canh giữ, hai mắt luôn nhìn trời mà gầm thét, được xem là thuỵ thú, nó đối với trên thì truyền thiên ý, đối với dưới thì đạt dân tình. Triều thiên hậu không chỉ có được sự sủng ái của hoàng đế, mà còn trở vật vật cưỡi của Bồ Tát. Tại Quan Âm tự 观音寺ở Tô Châu 苏州, có pho tượng “Kị hậu Quan Âm” 骑犼观音đời Minh. Trong Viện bảo tàng Cố Cung, cũng thu tàng một pho tượng “Tiên nhân kị hậu” 仙人骑犼bằng gỗ đời Thanh. Tượng gỗ này, cao 16, 2cm, toàn bộ là từ một gốc cây tạc thành, dựa theo thế của cây mà tạo hình, điêu khắc, chỉnh thể tác phẩm có cái đẹp tự nhiên của thiên công, là một tác phẩm rất đáng để cho chúng ta chiêm ngưỡng.

                                                                                               (hết)

Huỳnh Chương Hưng

Quy Nhơn 13/10/2024

Nguồn

GIÁ LÍ THỊ CỐ CUNG

TRẤN THỦ THẦN THÚ

这里是故宮

鎮守神兽

Chủ biên: Hướng Tư 向斯

Bắc Kinh: Trung Quốc thuỷ lợi thuỷ điện xuất bản xã. 2020

 

Previous Post Next Post