Sáng tác: Ức Tần nga - Tây lâu nguyệt (HCH)

 

憶秦娥

西樓月

濃雲飄過簫聲歇

簫聲歇

夜靜風來

悲歡更迭

銀盤玉兔懸佳節

灞橋折柳曾相別

曾相別

無情流水

花香清潔

ỨC TẦN NGA

Tây lâu nguyệt

Nùng vân phiêu quá tiêu thanh hiết

Tiêu thanh hiết

Dạ tĩnh phong lai

Bi hoan canh điệt

Ngân bàn ngọc thố huyền giai tiết

Bá Kiều chiết liễu tằng tương biệt

Tằng tương biệt

Vô tình lưu thuỷ

Hoa hương thanh khiết

Huỳnh Chương Hưng

Quy Nhơn 25/9/2024

Tiêu thanh 簫聲: tiếng tiêu.

Hiết : Nghỉ, thôi.

Canh điệt 更迭: luân phiên thay đổi.

Ngân bàn 銀盤: biệt xưng của trăng tròn. Trăng lúc tròn nhìn như cái mâm, sắc bạc nên có tên gọi như thế.

Ngọc thố 玉兔: một trong những biệt xưng của mặt trăng.

Bá Kiều 灞橋: cầu từng có các tên như: “Tình tận kiều” 情尽桥, “Đoạn trường kiều” 断肠桥, “Tiêu hồn kiều” 销魂桥, là cây cầu trong địa phận Bá Kiều khu 灞桥区thành phố Tây An 西安tỉnh Thiểm Tây 陕西Trung Quốc. Đây là cây cầu cổ xưa tương đối lớn rất nổi tiếng, cũng là một trong “Trung Quốc thập đại danh kiều” 中国十大名桥, từ Tây An đi về phía đông tất qua cây cầu này.

Thời Xuân Thu, Tần Mục Công 秦穆公xưng bá Tây nhung, đổi Tư Thuỷ 滋水 thành Bá Thuỷ 灞水đồng thời cho xây cầu, cho nên cầu có tên là Bá Kiều.

“Bá Kiều chiết liễu” 灞橋折柳: Nơi Bá Kiều có lập một dịch trạm, phàm tiễn biệt người thân bạn bè đi về phía đông đều chia tay tại nơi này, bẻ cành liễu tặng cho nhau, lâu dần thành tập tục.

Thời Đường, Bá Kiều 灞桥đi về phía đông và Vị Thành 渭城hướng đến Dương Quan 阳关đi về phía tây là hai nơi tống biệt chủ yếu, rất nổi tiếng.

Vô tình lưu thuỷ 無情流水: tức “lưu thuỷ vô tình”, ý nói nước một khi chảy đi, nó  không trở lại. Dùng để ví thời gian qua đi không bao giờ trở lại. Trong bài “Quá Nguyên gia Lí Tín trạch” 過元家履信宅 của Bạch Cư Dị 白居易có câu:

落花不語空辭樹

流水無情自入池

Lạc hoa bất ngữ không từ thụ

Lưu thuỷ vô tình tự nhập trì

(Hoa từ trên cây im lìm không nói lời từ biệt, lặng lẽ rơi

Dòng nước vô tình tự chảy vào trong ao)

 

Previous Post Next Post