中秋夜
銀盤懸碧落
廣闊薄雲飄
香氣弄清宵
蟲聲鳴唧唧
花香芳草綠
月餠少知音
又起故園心
前年浮蟻酒
但願人長九
千里共嬋娟
Ngân bàn huyền bích lạc
Quảng khoát bạc vân phiêu
Hương khí lộng thanh tiêu
Trùng thanh minh tức tức
Hoa hương phương thảo lục
Nguyệt bính thiểu tri âm
Hựu khởi cố viên tâm
Tiền niên phù nghĩ tửu
“Đản nguyện nhân trường cửu
Thiên lí cộng thiền quyên”
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 15/9/2024
Ngân bàn 銀盤: biệt
xưng của trăng tròn. Trăng lúc tròn nhìn như cái mâm, sắc bạc nên có tên gọi
như thế.
Huyền 懸:
treo.
Bích lạc 碧落: Đạo giáo gọi tầng trời thứ nhất
ở phương đông có ráng biếc là “bích lạc” 碧落. Về
sau “bích lạc” 碧落dùng để phiếm chỉ bầu trời. Bạch Cư Dị 白居易đời Đường trong bài Trường
hận ca 長恨歌khi thuật
lại việc Đường Huyền Tông 唐玄宗sai phương sĩ lên trời cao xuống
đất sâu khổ công tìm Dương Quý Phi 楊貴妃, có viết:
Thượng
cùng bích lạc hạ hoàng tuyền
Lưỡng xứ
mang mang giai bất kiến
上窮碧落下黃泉
兩處茫茫皆不見
(Trên đến tận cùng bích lạc, dưới
xuống tận hoàng tuyền
Nhưng cả hai nơi mênh mông tìm
không thấy)
Thanh
tiêu 清宵: đêm thanh tĩnh.
Tức tức
唧唧: tiếng côn trùng kêu.
Nguyệt
bính 月餠: tức bánh Trung thu, tượng trưng cho
đoàn viên.
Về tên gọi “nguyệt bính” 月餠, theo sử liệu ghi chép, sớm từ thời Ân Thương, vùng Giang
Chiết có loại bánh tên là “Thái sư bính” 太师餠, loại bánh này là để kỉ niệm Thái sư Văn Trọng
闻仲, nó được xem như là “thuỷ tổ” của “nguyệt bính”. Đời Hán,
Trương Khiên 张骞từ Tây vực trở về đem theo mè, hồ đào, khi làm nguyệt
bính cho thêm vào, kế đó xuất hiện loại bánh hình tròn có nhân hồ đào, tên là
“hồ bính” 胡饼. Về sau đến đời
Đường lại có thêm truyền thuyết, vào một đêm Trung thu nọ, khi Đường Huyền Tông
唐玄宗và Dương Quý Phi 杨贵妃cùng ăn “hồ bính”, Đường Huyền
Tông chê tên “hồ bính” không được nhã, Dương Quý Phi nhìn trăng sáng, buột miệng
nói “nguyệt bính” 月饼. Từ đó, tên gọi “nguyệt bính” dần lưu truyền trong dân
gian.
http://culture.taiwan.cn/special/2014/zq/xx/201409/t20140910_7274892.htm
Phù
nghĩ tửu 浮蟻酒: Rượu mới ủ
xong chưa qua lọc, trên bề mặt nổi (phù 浮) những
bọt rượu nhỏ như kiến (nghĩ 蟻) có sắc xanh. “Lục nghĩ” 綠蟻 là biệt xưng của rượu, cũng còn gọi là “phù nghĩ” 浮蟻.
Hai câu cuối: mượn ở bài từ theo điệu “Thuỷ điệu ca đầu” 水调歌头của Tô Thức 苏轼 đời Tống:
人有悲欢离合
月有阴晴圆缺
此事古难全
但愿人长九
千里共婵娟
Nhân hữu bi hoan li hợp
Nguyệt hữu âm tình viên khuyết
Thử sự cổ nan toàn
Đản nguyện nhân trường cửu
Thiên lí cộng thiền quyên.
(Người có khi buồn khi vui, khi xa nhau khi đoàn tụ
Trăng có lúc mờ lúc tỏ, lúc khuyết lúc tròn
Chỉ cầu mong người mà ta thương nhớ được bình an trường cửu
Cho dù ở cách xa ngàn dặm cũng có thể cùng nhau ngắm nhìn
trăng sáng)
Về sau, “thiền quyên” 嬋娟 cũng trở thành biệt xưng của trăng.