Sáng tác: Ngư gia ngạo - Bích lạc thương khung bằng triển xí (HCH)

 

漁家傲

碧落蒼穹鵬展翅

浮雲一轉從任矣

大海青山過萬里

江山美

縱橫南北英雄志 

塞上烽烟連歲起

胡塵未絕催騏驥

勒石燕然心上喜

人所倚

勃勃活力同朝氣

NGƯ GIA NGẠO

Bích lạc thương khung bằng triển xí

Phù vân nhất chuyển tùng nhậm hĩ

Đại hải thanh sơn qua vạn lí 

Giang sơn mĩ

Tung hoành nam bắc anh hùng chí

Tái thượng phong yên liên tuế khỉ

Hồ trần vị tuyệt thôi kì kí

Lặc thạch Yên Nhiên tâm thượng hỉ

Nhân sở ỷ

Bột bột hoạt lực đồng triêu khí

Huỳnh Chương Hưng

Quy Nhơn 16/9/2024 

Bích lạc 碧落: Đạo giáo gọi tầng trời thứ nhất ở phương đông có ráng biếc là “bích lạc” 碧落. Về sau “bích lạc” 碧落dùng để phiếm chỉ bầu trời. Bạch Cư Dị 白居易đời Đường trong bài Trường hận ca 長恨歌khi thuật lại việc Đường Huyền Tông 唐玄宗sai phương sĩ lên trời cao xuống đất sâu khổ công tìm Dương Quý Phi 楊貴妃,  có viết:

Thượng cùng bích lạc hạ hoàng tuyền

Lưỡng xứ mang mang giai bất kiến

上窮碧落下黃泉

兩處茫茫皆不見

(Trên đến tận cùng bích lạc, dưới xuống tận hoàng tuyền

Nhưng cả hai nơi mênh mông tìm không thấy)

Thương khung 蒼穹: bầu trời xanh.

Bằng : chim bằng, loài chim lớn nhất trong truyền thuyết.

Thôi : thúc giục.

Kì kí 騏驥: biệt xưng của thiên lí mã.

Lặc thạch Yên Nhiên 勒石燕然: “Lặc thạch” 勒石tức khắc vào bia đá; “Yên Nhiên” 燕然 tức Yên Nhiên sơn 燕然山ở Mông Cổ.

          Năm Vĩnh Hoà 永和nguyên niên thời Đông Hán (năm 89), Tướng quân Đậu Hiến 窦宪đánh bại Bắc Hung Nô tại núi Yên Nhiên, triều đình sai Trung Hộ quân Ban Cố 班固 tại núi Yên Nhiên khắc vào bia đá để ghi công, viết bài “Phong Yên Nhiên sơn minh” 封燕然山铭.

          Thành ngữ “Lặc thạch Yên Nhiên” dùng để ví lập được công lao to lớn cho triều đình.

Bột bột 勃勃: mạnh mẽ, sức sống tràn đầy.

Triêu khí 朝氣: không khí tươi mát lúc sáng sớm, dùng để ví sĩ khí của quân đội sắc bén mạnh mẽ, cũng dùng để ví tinh thần phấn chấn, hăng hái. Điển xuất từ “Tôn Tử - Quân tranh” 孙子 - 军争.

          三军可夺气, 将军可夺心. 是故, 朝气锐, 昼气惰, 暮气归. 善用兵者, 避其锐气, 击其惰归, 此治气者也.

          Tam quân khả đoạt khí, tướng quân khả đoạt tâm. Thị cố, triêu khí nhuệ, trú khí đoạ, mộ khí quy. Thiện dụng binh giả, tị kì nhuệ khí, kích kì đoạ quy, thử trị khí giả dã.

          (Đối với quân đội của địch, có thể bẻ gãy sĩ khí của họ; đối với tướng soái của địch, có thể làm dao động quyết tâm, khiến họ mất ý chí chiến đấu. Cho nên, quân địch vào lúc sáng sớm, khí thế rất hăng hái mạnh mẽ, đến trưa mệt mỏi khí thế trở nên uể oải, đến chiều tối thì có lòng muốn quay về, khí thế suy nhược. Người giỏi dùng binh, tránh lúc quân địch tràn đầy nhuệ khí, đợi lúc quân địch mệt mỏi suy nhược mà tấn công, đó là nguyên tắc vận dụng sĩ khí một cách chính xác.)

https://www.dykj.edu.cn/djgz/info/1039/1084.htm

 

 

Previous Post Next Post