TRANG TỬ
Lời dẫn
Trang Tử 庄子tên Chu 周 (khoảng năm 359 – năm 286 tước công nguyên), người đất Mông 蒙nước Tống 宋 (nay là phía đông bắc Thương Khâu 商丘Hà Nam 河南), là tư tưởng gia, tản văn gia nổi tiếng thời Chiến Quốc. Ông đã kế thừa và phát triển tư tưởng của Lão Tử 老子, cùng với Lão Tử là nhân vật đại biểu của Đạo gia, đời sau gọi chung hai người là “Lão Trang” 老庄. Trang Tử học thức uyên thâm, tư tưởng cao siêu, trứ thư hơn 10 vạn chữ, tiến hành bóc trần và phê phán sâu sắc đối với chính trị xã hội đương thời, biểu đạt cách nhìn của ông đối với nhân sinh và vũ trụ. Tư tưởng của Trang Tử về bản chất là chủ trương né tránh hiện thực một cách tiêu cực, thoát li xã hội, đồng thời rõ ràng có nhược điểm chủ nghĩa tương đối, nhưng ông đối với sự đả kích kịch liệt giai cấp thống trị, đối với thái độ xem thường phú quý lợi lộc, đối với việc châm biếm sâu sắc những kẻ đuổi theo danh lợi, đều có ý nghĩa tiến bộ. Văn chương của Trang Tử phóng túng, cấu tứ xảo diệu, tưởng tượng kì lạ, hình tượng sinh động, đặc biệt là dùng thần thoại để biểu đạt triết lí, dùng thủ pháp nhân cách hoá để miêu tả sự vật, hàm chứa sắc thái chủ nghĩa lãng mạn nồng đậm và ý vị phúng thích hài hước, có giá trị văn học cực cao, có ảnh hưởng to lớn đối với văn học đời sau. Bộ “Trang Tử” 庄子hiện tồn có 33 thiên, nhìn chung cho rằng 7 thiên “Nội kinh” 内經là do Trang Tử sáng tác, các thiên còn lại là do môn nhân của Trang Tử và hậu học sáng tác.
Trang Tử 庄子người đất
Mông 蒙tên Chu 周. Trang Chu 庄周từng giữ chức Tất Viên Lại 漆园吏đất Mông,
đồng thời với Lương Huệ Vương 梁惠王, Tề Tuyên Vương 齐宣王. Học vấn của ông vô cùng uyên bác, liên quan đến nhiều phương
diện, nhưng tư tưởng chủ thể quy về ngôn luận của Lão Tử. Cho nên, ông trứ thư hơn
10 vạn chữ, đại bộ phận là ngụ ngôn, viét các thiên như “Ngư phủ” 渔父, “Đạo Chích” 盜跖, “Khư khiếp” 胠箧dùng để huỷ báng học trò của Khổng Tử, xiển minh học thuyết
Lão Tử. Những thiên như “Uý luỵ hư” 畏累虚, “Kháng Tang Tử” 亢桑子đều dựa vào hư cấu không có y cứ sự thực, nhưng ông giỏi về
soạn văn tu từ, mượn sự dụ lí để vạch trần công kích Nho gia và Mặc gia, cho dù
là kẻ sĩ có học vấn đương thời cũng không cách nào biện luận cho mình. Văn chương
ông ngôn từ phóng túng, khiến người đọc cảm thấy sướng khoái, cho nên vương công
đại nhân không thể xem trọng ông,
Sở Uy Vương 楚威王cho
Trang Chu là hiền năng, phái sứ giả mang nhiều vàng bạc đến rước, đồng thời hứa để
cho ông giữ chức Tướng. Trang Chu cười, nói với sứ giả rằng:
-Ngàn vàng có thể nói là lợi lộc hậu
hĩ; khanh tướng có thể nói là quan cao tôn quý. Nhưng ông chưa thấy qua con trâu
dùng trong tế Giao sao? Nuôi dưỡng mấy năm, cho nó mặc gấm thêu, dắt nó vào Thái
miếu làm tế phẩm, đến lúc đó, cho dù muốn trở thành một con heo nhỏ, lẽ nào có
thể được? Ông mau rời khỏi nơi đây, không nên làm vấy bẩn đến ta. Ta thà trong
vũng bùn tự vui chơi, chứ không muốn bị kẻ thống trị quốc gia trói buộc. Ta suốt
đời không làm quan, để tinh thần ta được thư thái.
(Tuyển từ “Sử kí” 史记quyển 63)
Tề Khắc Sâm 齐克琛
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 21/9/2024
Nguồn
TRUNG QUỐC LỊCH ĐẠI VĂN HỌC GIA
TRUYỆN
中国历代文学家传
Biên dịch: Tề Khắc Sâm 齐克琛, Cảnh Thanh Hành 耿清珩
Quốc tế Văn hoá xuất bản công
ti