Dịch thuật: Tam giam kì khẩu (Thành ngữ cố sự)

 

TAM GIAM KÌ KHẨU

三缄其口

Giải thích: “Giam” là phong kín, bịt kín. Dùng giấy dán kín miệng ba lớp. Hình dung ngôn đàm cẩn thận, hoặc không nói câu nào.

Xuất xứ: Dật danh “Khổng Tử gia ngữ - Quan Chu” 孔子家语 - 观周

          Có một lần Khổng Tử 孔子đến kinh đô nhà Chu, đi tham quan tổ miếu của Chu vương thất, nhìn thấy trước bậc thềm bên phải của đại điện miếu đường có một tượng người bằng đồng. Nơi miệng của tượng đồng được dán kín bởi ba lớp giấy, sau lưng tượng còn khắc mấy chữ “Đây là người mà khi nói chuyện cẩn thận nhất ở thời cổ.”

          Chuyện này được chép trong “Khổng Tử gia ngữ - Quan Chu” 孔子家语 - 观周. Nguyên văn là:

          Khổng Tử quan Chu, toại nhập Thái Tổ Hậu Tắc chi miếu, miếu đường hữu giai chi tiền hữu kim nhân yên, tam giam kì khẩu, nhi minh kì bối viết: ‘Cổ chi thận ngôn nhân dã’.

          孔子观周, 遂入太祖后稷之庙, 庙堂右阶之前有金人焉, 三缄其口, 而铭其背曰: ‘古之慎言人也’.

          (Khổng Tử đến tham quan kinh đô nhà Chu, vào tòa miếu thờ Thái Tổ Hậu Tắc, phía trước bậc thềm bên phái có tượng người bằng đồng, có ba lớp giấy dán kín nơi miệng, sau tượng còn có bài minh: ‘Đây là người mà nói năng cẩn thần ở thời cổ….’

                                                                  Huỳnh Chương Hưng

                                                              Quy Nhơn 17/9/2024

Nguyên tác Trung văn

 TAM GIAM KÌ KHẨU

三缄其口

TRUNG QUỐC THÀNH NGỮ CỐ SỰ TỔNG TẬP

中国成语故事总集

(tập 1)

Chủ biên: Đường Kì 唐麒

Trường Xuân – Thời đại văn nghệ xuất bản xã, 2004

Previous Post Next Post