Sáng tác: Nhất thất lệnh - Trà (HCH)

 

一七令

龍井

松蘿

挑泉水

採鮮芽

三杯茶道

七碗茶歌

冬天爐賞雪

夏日扇觀花

苦味舌曾不少

甜香鼻又添多

養生有力時宜用

提神無物可超過

NHẤT THẤT LỆNH

Trà

Long Tỉnh

Tùng La

Thiêu tuyền thuỷ

Thái tiên nha

Tam bôi trà đạo

Thất oản trà ca

Đông thiên lô thưởng tuyết

Hạ nhật phiến quan hoa

Khổ vị thiệt tằng bất thiểu

Điềm hương tị hựu thiêm đa

Dưỡng sinh hữu lực thời nghi dụng

Đề thần vô vật khả siêu qua

Huỳnh Chương Hưng

Quy Nhơn 27/8/2024 

Nhất thất lệnh 一七令: từ bài danh, còn gọi là “Kim tháp từ” 金塔詞. Chính thể có 13 câu, câu đầu 1 chữ cũng chính là đề bài, dùng làm vần cho toàn bài,  câu 2 - 3 có 2 chữ, câu 4 - 5 có 3 chữ, câu 6 – 7 có 4 chữ, câu 8 – 9 có 5 chữ, câu 10 – 11 có 6 chữ, câu 12 – 13 có 7 chữ, tổng cộng 13 câu, 55 chữ với 7 vần bằng, trừ đề bài, cứ mỗi hai câu là một cặp đối.

          Sự hình thành điệu từ Nhất thất lệnh có liên quan đến Bạch Cư Dị 白居易đời Đường. Theo truyền thuyết, các đồng liêu trong triều đến Trì đình 池亭 ở Hưng Hoá 興化 tiễn biệt Bạch Cư Dị. Trong lúc uống rượu, mi người làm một câu thơ từ 1 chữ đến 7 chữ, lấy đề bài làm vần. Về sau diễn hoá thành điệu từ, tức điệu “Nhất thất lệnh”.

Long Tỉnh 龍井: tức “Tây hồ Long Tỉnh” 西湖龍井 loại trà nổi tiếng ở Hàng Châu 杭州, cũng là một trong “Trung Quốc thập đại danh trà”.

Tùng La 松蘿: cũng là loại trà nổi tiếng của Trung Quốc, sản xuất tại núi Tùng La 松蘿 huyện Hưu Ninh 休宁tỉnh An Huy 安徽.

Thiêu tuyền thuỷ 挑泉水: gánh nước suối. Trà , thuỷ , khí hợp xưng là “trà đạo tam quân tử” 茶道三君子. Người ta xem nước là mẹ của trà, khí cụ là cha của trà. “Thuỷ vi trà chi mẫu; khí thị trà chi phụ” 水爲茶之母, 器是茶之父. Người xưa rất chú ý đến việc chọn nước để pha trà. Lục Vũ 陸羽 đời Đường trong “Trà kinh” 茶經có nói:

山水上, 江水中, 井水下

Sơn thuỷ thượng, giang thuỷ trung, tỉnh thuỷ hạ.

(Nước ở khe suối là đứng đầu, tiếp đến là nước sông hồ, cuối cùng là nước giếng)

Thái tiên nha 採鮮芽: hái lá trà non.

Tam bôi trà đạo 三杯茶道: “ Tam bôi trà” 三杯茶 thể hiện sự coi trọng tình người cùng mối quan hệ giao tiếp trong văn hoá Trung Quốc, nó không chỉ giới hạn ở việc hưởng thụ mà còn là phương thức giao lưu biểu đạt tình cảm tôn kính. “Tam bôi” gồm “kính trà”, “cộng mính”, tống khách”.

          “Kính trà” 敬茶: là loại lễ nghi và cũng là phương thức biểu đạt sự tôn trọng.

          “Cộng mính” 共茗: cùng thưởng thức trà, là phương thức để giao lưu và câu thông giữa người với người.

          “Tống khách” 送客: cũng là nghi thức và lễ tiết trong văn hoá trà truyền thống, “tống trà” không chỉ là cáo biệt mà còn là việc chủ nhân đem tâm ý hoà phúc kí thác vào khách, biểu đạt sự cảm kích và thể hiện nguyện vọng tốt đẹp đối với khách.

Thất oản trà ca 七碗茶歌: Cũng gọi là “Thất oản trà thi” 七碗茶詩, được xem là bộ phận tinh tuý trong “Tẩu bút tạ Mạnh Gián Nghị kí tân trà” 走筆謝孟諫議寄新茶, tác phẩm nổi tiếng của Lô Đồng 盧仝, nhà thơ đời Đường. Trong bài thơ có đoạn:

Nhất oản hầu vẫn nhuận. Nhị oản phá cô muộn. Tam oản sưu khô trường.  Duy hữu văn tự ngũ thiên quyển. Tứ oản phát khinh hãn. Bình sinh bất bình sự. Tận hướng mao khổng tán. Ngũ oản cơ cốt thanh. Lục oản thông tiên linh. Thất oản ngật bất đắc dã. Duy giác lưỡng dịch tập tập thanh phong sinh. Bồng Lai sơn, tại hà xứ? Ngọc Xuyên Tử thừa thử thanh phong dục quy khứ.

一碗喉吻润. 二碗破孤闷. 三碗搜枯肠. 唯有文字五千卷. 四碗发轻汗. 平生不平事. 尽向毛孔散. 五碗肌骨清. 六碗通仙灵. 七碗吃不得也. 唯觉两腋习习清风生. 蓬莱山, 在何处? 玉川子乘此清风欲归去.

(Li đầu tiên cảm thấy cổ họng tươi mát. Li thứ hai dẹp hết nỗi muộn phiền. Li thứ ba mở thông tâm cảnh. Chỉ có chữ nghĩa năm ngàn quyển sách. Li thứ tư mồ hôi tuôn ra. Những việc bất bình trong cuộc đời. Theo lỗ chân lông mà trôi mất. Li thứ năm gân cốt thanh tân. Li thứ sáu câu thông với cõi tiên. Li thứ bảy uống không nỗi nữa.  Chỉ cảm thấy hai bên nách gió mát nhè nhẹ sinh ra. Núi Bồng Lai, ở nơi đâu? Ngọc Xuyên Tử cưỡi gió mát này mà đi đến)

Ngoài “Trà thánh” Lục Vũ 陸羽 ra, người đời sau cũng tôn xưng Lô Đồng là “Trà tiên” 茶仙.

Dưỡng sinh 養生: Dưỡng sinh ở đây gồm “dưỡng thân” 養身 và “dưỡng tâm” 養心.

- Gọi là dưỡng thân, tức nói trà có công hiệu cường thân kiện thể, trừ khử bệnh tật, điều trị vết thương.

- Gọi là dưỡng tâm, tức điều dưỡng về tinh thần.

Trong mắt của các thầy thuốc và người uống trà thời Đường, uống trà không chỉ có công hiệu bồi bổ thân thể, mà còn có thể di dưỡng tinh thần, điều nhiếp tình chí, làm tươi mát cuộc sống. “Tinh hành kiệm đức chi nhân” 精行俭德之人 mà Trà thánh Lục Vũ 陆羽nói đến chính là người mà thông qua uống trà tiến hành tu dưỡng tâm tính.

Theo ghi chép trong Bản thảo thập di 本草拾遗 đời Đường:

Chư dược vi các bệnh chi dược, trà vi vạn bệnh chi dược.

诸药为各病之药, 茶为万病之药.

(Các loại thuốc là thuốc trị các bệnh, còn trà là thuốc trị muôn bệnh)

Mọi người xem trà là “vạn bệnh chi dược” 万病之药, đương nhiên vừa có khả năng trị thân lại có khả năng trị tâm. Từ đó, công hiệu dưỡng thân và dưỡng tâm của trà càng bắt đầu được mọi người quen dần.

(Theo “Trung Quốc trà văn hoá” 中国茶文化. Biên soạn: Trương Cảnh 张景, Thiên Tân Khoa học kĩ thuật xuất bản xã. 2018)

Đề thần 提神: làm cho tinh thần hưng phấn.

 

Previous Post Next Post