TRIỀU THANH, ĐẠI THẦN HÁN TỘC
KHÔNG ĐƯỢC TỰ XƯNG
VỚI HOÀNG ĐẾ LÀ “NÔ TÀI”
“Nô tài” 奴才, từ này không nghi ngờ gì, đó là cách xưng hô có tính
chất chê bai. Nhưng ở triều Thanh, người tộc Mãn lại xem đó là sự vinh diệu được
là “nô tài” của hoàng đế, biểu thị bản thân mình là thần tử của hoàng đế, là
gia nô của hoàng đế. Còn bề tôi người Hán không có mối quan hệ chủ nô với hoàng
đế, chỉ có thân phận thần tử, cho nên, không thể tự xưng là “nô tài”.
Năm 1773, cũng là năm Càn Long 乾隆thứ 38, Thiên Bảo 天保 và Mã Nhân Long 马人龙vì tệ nạn khoa trường đã cũng dâng
lên bản tấu, Bản tấu bắt đầu như sau:
-Nô tài Thiên Bảo, Mã Nhân Long …..
Sau khi xem qua, Càn Long tức giận, trách
Mã Nhân Long mạo xưng “nô tài”.
Tại sao Càn Long lại nói Mã Nhân Long
mạo nhận xưng “nô tài”? Nhân vì Mã Nhân Long là người Hán. Trước giờ, kẻ thống
trị người Mãn luôn yêu cầu nghiêm khắc người Hán cùng với mình giữ sự nhất trí,
họ buộc người Hán phải cạo tóc, thay đổi trang phục, khiến cho “huyết vũ tinh
phong” 血雨腥风 (mưa máu gió tanh), đều là nhằm
để người Hán quy hóa về mình, thần phục mình, nhưng duy chỉ chỉ độc một việc là
không cho phép người Hán xưng “nô tài” với mình. Chính vì nguyên nhân đó, khi Mã
Nhân Long khi tấu sự tự xưng là “nô tài”, mới bị cho là mạo xưng.
Nhìn từ bề ngoài, “nô tài” 奴才tựa hồ không như có được thể diện
của “thần” 臣có sự tôn nghiêm, nhưng cách phán
đoán này khác rất xa với tình hình thực tế của triều Thanh. Lỗ Tấn 鲁迅 trong bài tạp văn “Cách mô” 隔膜 có viết qua một đoạn, thực tế là
để trả lời vấn đề này. Ông nói rằng:
-Bản thân người Mãn Châu, nghiêm túc
thân phận chủ và nô. Đại thần tấu sự, tất xưng “nô tài”, còn người Hán lại xưng
“thần” là được. Điều này hoàn toàn không nhân vì “Viêm Hoàng chi trụ” 炎黄之胄 (dòng dõi Viêm Hoàng) được ưu đãi,
nhằm có được tiếng tốt, kì thực là nhân vì để phân biệt với “nô tài” của người
Mãn, địa vị của họ dưới cả “nô tài”.
Hoá ra, “nô tài” là “tự gia xưng hô” 自家称呼 giữa chủ và nô người Mãn, người Hán không phải “tự gia nhân” 自家人thì không có tư cách để xưng hô như thế.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 07/8/2024
Nguồn
TRUNG QUỐC VĂN HOÁ 1000 VẤN
中国文化 1000问
Chủ biên: Văn Nhược Ngu 文若愚
Bắc Kinh: Trung Quốc Hoa Kiều
xuất bản xã, 2015