PHANH LÍ ĐẮC THƯ
烹鲤得书
Ví với việc nhận được thư tín.
Điển xuất từ “Nhạc phủ thi tập – Tương hoà ca từ thập tam
- Ấm mã trường thành quật hành” 樂府詩集 - 相和歌辭十三 - 飲馬長城窟行:
Khách
tùng viễn phương lai
Dị
ngã song lý ngư
Hô
nhi phanh lý ngư
Trung
hữu xích tố thư
客從遠方來
遺我雙鯉魚
呼兒烹鯉魚
中有尺素書
(Khách từ
phương xa đến
Tặng cho ta
hai con cá chép
Gọi trẻ đem cá
mổ
Thấy trong bụng
cá có phong thư)
Về sau từ “ngư thư” hoặc “tin cá” dùng để chỉ tin tức.
Nguồn
THƯỜNG DỤNG ĐIỂN CỔ
常用典故
Biên soạn: Tôn Lập Quần 孙立群,
Lí Ái Trân 李爱珍
Thượng Hải đại học xuất bản xã, 2005
Có thuyết cho rằng: từ “song lí ngư” 雙鯉魚là chỉ thư tín. Người xưa khi gởi thư thường cất thư vào trong chiếc hộp được làm bằng hai mảnh gỗ có hình con cá ghép lại, gọi là “song lí ngư”.
Phụ lục của
người dịch
Về âm đọc chữ 遺
Trong “Hán Việt
tự điển” của Thiều Chửu có 2 âm.
1-Đọc là
“di” với các nghĩa:
-Bỏ
sót, mất. Vô ý bỏ mất đi gọi là di, như thập di 拾遺 – nhặt nhạnh các cái bỏ sót.
-Rớt
lại. Sự gì đã qua mà chưa tiêu tan mất hẳn gọi là di, như di hận 遺恨.
-Để
lại, như di chúc 遺囑 dặn lại; di
truyền 遺傳truyền lại.
-Đái
vãi, ỉa vãi, như di niệu 遺尿 vãi đái; di
xí 遺屎vãi cứt.
2-Đọc là “dị”
với nghĩa:
Đưa làm quà.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 14/8/2024