MINH – MINH CHÂU ÁM ĐẦU
Chữ
“minh” 明 lí thú
Trong “Thuyết văn” 说文có nói:
Chiếu dã. Tùng nguyệt tùng cảnh
照也从月从囧
(Có nghĩa là chiếu sáng,loại chữ
hội ý, có chữ nguyệt chữ cảnh)
Ý nghĩa là mặt trời mặt trăng chiếu sáng. Tự hình lúc ban đầu do chữ 月 (nguyệt) thêm vào chữ 囧(cảnh) để biểu thị. “Minh” 明 là một trong những chữ từ xưa tới nay biến hình không nhiều, trong giáp cốt văn là 日 (nhật) thêm chữ 月(nguyệt), biểu thị hai thiên thể phát sáng ban ngày và ban đêm. Có chữ trong giáp cốt văn dùng chữ 月 (nguyệt) thêm vào chữ 囧 (cảnh) (cảnh 囧có nghĩa là cửa sổ), biểu thị ánh sáng xuyên qua cửa sổ chiếu sáng gian phòng. Kim văn và triện văn theo tự hình của giáp cốt văn. Khải thư và lệ thư đem phần bên trái giản hoá thành chữ 目 (mục), cuối cùng hành thư định hình là chữ 明 (minh) hiện nay.
Câu
chuyện Hán tự: Minh châu ám đầu 明珠暗投
Giải thích ý nghĩa
Thành ngữ “Minh châu ám đầu” ý明珠暗投 nói đem viên minh châu ném vào
một nơi tăm tối. Ví với việc một món đồ có giá trị rơi vào tay một người không
biết đến giá trị của nó, cũng dùng để ví nhân tài không gặp được cấp trên giỏi
dùng người.
Câu chuyện thành ngữ
Thời Tây Hán, có một văn học gia nổi
tiếng tên Trâu Dương 邹阳, đến với
Lương Hiếu Vương Lưu Vũ 梁孝王刘武.
Lúc ban đầu khi Trâu Dương đến với phủ
Lương Hiếu vương Lưu Vũ, nhân vì ông tài hoa xuất chúng nên Lưu Vũ rất trọng dụng,
nhưng con người Trâu Dương trực tính, không a dua xu nịnh, nên bị tiểu nhân oán
hận. Lưu Vũ là em cùng mẹ với hoàng đế đương thời Hán Cảnh Đế 汉景帝, luôn có lòng muốn soán đoạt
hoàng vị. Trâu Dương sau khi biết được đã ra sức khuyên can. Các đại thần Dương
Thắng 羊胜, Công Tôn Quỷ 公孙诡 mà được Lưu Vũ trọng dụng ghen
ghét Trâu Dương, thừa cơ thay phiên nhau dâng lời sàm. Lưu Vũ trong phút tức giận
bắt Trâu dương giam vào ngục.
Trâu Dương trong ngục viết một bức thư
cho Lưu Vũ, nói rằng:
Viên minh châu vốn là trân bảo, nếu
ban đêm ném nó vào người đi đường, họ không biết vật gì va vào mình, nên không
biết yêu quý nó, mà còn trợn mắt nhìn. Ngược lại, một số gỗ mục sau khi làm thành
chiếc xe lại được các đạt quan hiển quý coi trọng. Đó là vì sao vậy? Nhân vì viên
minh châu nếu như dễ dàng có được, thì nó không lộ vẻ hiển quý, còn gỗ mục điểm
xuyết thêm hoa văn xem ra hoa lệ. Con người cũng như vậy, không có người tiến dẫn,
e rằng viên minh châu cũng sẽ không được người ta coi trọng; nếu có người ra sức
tiến dẫn, cho dù tài hèn cũng sẽ được cao hơn người khác. Bách tính cho dù có đạo
trị quốc của Nghiêu尧, Thuấn 舜, có tài của Y Doãn 伊尹, Quản Trọng 管仲, có lòng trung như Long Phùng 龙逢, Tỉ Can 比干, không có người thay họ nói những
lời tốt đẹp, thì họ cũng không có cách nào thi tiển tài năng để báo đáp quốc gia.
Lưu Vũ sau khi xem thư, rất chấn động, hạ lệnh phóng thích Trâu Dương, kính trọng Trâu Dương như thượng khách.
Tri thức:
Chính đại quang minh 正大光明
Trong chính điện của cung Càn Thanh 乾清ở Bắc Kinh 北京có treo tấm biển “Chính đại
quang minh” 正大光明do hoàng đế Thuận Trị 顺治đích thân viết, phía sau tấm biển
này có một giấu “kiến trừ hạp” 建儲匣 (chiếc
hộp ghi tên người kế vị) quyết định vận mệnh thái tử triều Thanh.
Để làm dịu đi sự mâu thuẫn tranh đoạt đế vị, bắt đầu từ Ung Chính 雍正, hoàng đế lúc sinh tiền không công khai lập thái tử, mà bí mật viết hai văn thư chọn người kế thừa, một tở để bên cạnh hoàng đế, một tờ để phía sau tấm biển “Chính đại quang minh”. Sau khi hoàng đế qua đời, cộng đồng cố mệnh đại thần từ sau tấm biển lấy xuống “kiến trừ hạp”, đem đối chiếu với tờ bên cạnh hoàng đế. Sau đó tuyên bố người kế thừa hoàng vị. Bốn vị hoàng đế là Càn Long 乾隆, Gia Khánh 嘉庆, Đạo Quang 道光, Hàm Phong 咸丰 đều lên ngôi hoàng đế như thế. Sau hoàng đế Hàm Phong qua đời, cách này dần phế bỏ.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 17/82024
Nguồn
HÁN TỰ ĐÍCH CỐ SỰ
汉字的故事
Tác giả: Khúc Quân Vĩ 曲君伟, Lưu Di Phàm 刘怡帆
Bắc Kinh: Trung Quốc Hoa kiều xuất
bản xã, 2021