CÂU CHUYỆN VỀ “QUẢNG LĂNG TÁN”
“Quảng Lăng tán” 广陵散là
một cầm khúc cổ nổi tiếng nhất, cổ xưa nhất, nguyên là câu chuyện phục thù tàn
khốc trong lịch sử, tức “Nhiếp Chính thích Hàn Vương” 聂政刺韩王. Câu chuyện này phát sinh vào thời Chiến Quốc,
trong các sách vở đều có nói đến. Trong “Cầm tháo” 琴操của Thái Ung 蔡邕biên
tập các cổ cầm danh khúc có thể tìm thấy câu chuyện này.
Nhiếp Chính 聂政là hiệp sĩ thích khách nổi tiếng thời Xuân Thu Chiến
Quốc. Nhân vì tránh loạn, ông cùng mẫu thân và người chị là Nhiếp Vinh 聂荣đến cư trú tại Sơn Đông 山东đất Tề. Cuối thời Xuân Thu,
quan Đại phu nước Hàn là Nghiêm Trọng Tử 严仲子bị
tướng nước Hàn là Hiệp Luỹ 侠累hãm
hại, muốn tìm hiệp sĩ để báo thù cho mình. Ông tìm đến Nhiếp Chính, bày tỏ ý định
của mình. Nhiếp Chính vì còn mẹ già nên kiên quyết từ chối. Sau khi Nhiếp mẫu
qua đời, Nghiêm Trọng Tử đích thân theo lễ của người con, giúp Nhiếp Chính an
táng mẫu thân. Sau ba năm, Nhiếp Chính mãn tang, đến nước Hàn thích sát Hiệp Luỹ.
Nhiếp Chính xông thăng vào Hàn phủ, sau khi giết chết Hiệp Luỹ, ông bị quân
binh vây bắt. Để không làm liên luỵ đến người chị có dung mạo giống mình, Nhiếp
Chính đã tự huỷ hoại dung mạo. Hàn Vương đem phơi thây Nhiếp Chính giữa chợ,
treo thưởng cho ai nhận ra thân phận của ông. Nhiếp Vinh nghe tin, biết đó là
Nhiếp Chính nên đến nước Hàn, phủ phục bên thây Nhiếp Chính mà khóc. Do bi
thương quá độ, tâm lực suy kiệt nên cũng đã chết bên cạnh Nhiếp Chính.
Câu chuyện truyền nhiều dị bản, diễn
biến qua thời gian đã tăng thêm nhiều tình tiết. Nhưng việc Nhiếp Chính có mối
liên hệ với “Quảng Lăng tán” 广陵散như
thế nào thì vẫn chưa rõ, nhưng rõ ràng nó có mối liên hệ với văn nhân Kê Khang 嵇康thì không nghi ngờ gì. Kê
Khang tuy làm quan nhưng không màng đến, chỉ chuyên tâm trứ thuật, bao gồm cả “Cầm
phú” 琴赋 (thiên tản văn đầy thi ý về cổ cầm), một tác phẩm ưu tú trọng
lịch sử cổ cầm. Kê Khang là người giỏi đàn, lại là tác gia nhạy bén, yêu thích
Đạo giáo, chính trực trung thực, nhưng ông cũng là một nhà phê bình ngạo mạn mà
nghiêm khắc, vừa nhắm đến tư tưởng Nho
gia truyền thống, vừa nhắm đến cuộc sống cung đình. Ông được trao chức quan cao
nhưng lại viết thư cự tuyệt, lên tiếng rằng bản thân không dự vào hàng ngũ quan
lại của chốn quan trường. Ông sùng Đạo biếm Nho, đối với âm nhạc quan mà Nho
gia chủ trương, ông cũng cho làm lầm lẫn. Đương thời, quan điểm của ông mang
tính khiêu chiến cực mạnh. Theo ông, con người cần câu thông với Đạo và tự
nhiên, để con người thoát li khỏi dục vọng nhất thời ở thế gian, dùng phương thức
tốt nhất để kiện toàn thân thể, sau đó đạt đến trường thọ thậm chí trường sinh.
Rõ ràng, quan niệm này bắt nguồn từ “Trang Tử” 庄子. Kết cục cuối đời của Kê Khang rất bi thảm,
ông nghiêm khắc phê bình quân vương triều Tấn, thậm chí khích lệ mọi người phản
kháng. Về sau vì giúp cho một người bạn bị vu hại, ông bị cuốn vào vụ án. Năm
262 bị xử tử hình. Theo truyền thuyết, trước lúc bị hành hình, ông còn lấy đàn
đàn khúc “Quảng Lăng tán”, nói rằng “ ‘Quảng Lăng tán’ từ nay sẽ không còn tồn
tại nữa.” Cầm khúc này nghe nói lúc Kê Khang trú tại một nơi ở Lạc Dương 洛阳có được. Nó đến từ quỷ hồn,
có thuyết nói nó đến từ tiên nhân. Kê Khang gặp được quỷ hồn, cả hai bàn luận về
âm nhạc cổ cầm và lí luận âm nhạc. Cuối cùng, quỷ hồn đàn “Quảng Lăng tán”, âm
điệu, âm vận rất đặc biệt. Quỷ hồn dạy Kê Khang khúc này và yêu cầu không được
truyền cho bất kì người nào. Kê Khang giữ lời. Nhưng không biết vì sao nó được
lưu truyền lại và ai là người truyền lại. Mãi đến năm 1425, nó cuối cùng xuất
hiện trong “Thần kì bí phổ” 神奇秘谱,
tập cầm phổ do Phiên vương triều Minh là Chu Quyền 朱权biên soạn. “Quảng Lăng tán” nguyên có 27 đoạn,
nhưng dần phát triển đến 45 đoạn. Dưới mỗi đoạn đều có một tiêu đề nhỏ, khái
quát trường cảnh khác nhau trong câu chuyện về Nhiếp Chính.
Quảng Lăng 广陵chỉ vùng đất Quảng Lăng thời cổ, trị sở nay tại Dương Châu 扬州Giang Tô 江苏. “Quảng Lăng tán” chỉ âm nhạc dân gian lưu hành tại vùng Quảng Lăng. Âm nhạc cổ cầm của vùng này đến nay gọi là “Quảng Lăng phái” 广陵派.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 23/8/2024
Nguồn