Dịch thuật: "Bá phụ" cũng gọi là "bá"

 

“BÁ PHỤ” CŨNG GỌI LÀ “BÁ”

          “Bá phụ” 伯父là anh của phụ thân. Lưu Hi 刘煕thời Đông Hán trong “Thích danh – Thích thân thuộc” 释名 - 释亲属nói rằng:

Phụ chi huynh viết thế phụ. Hựu viết bá phu.

父之兄曰世伯. 又曰伯父

(Anh của phụ thân là thế phụ. Cũng gọi là bá phụ)

          “Bá phụ” 伯父vào thời cổ cũng gọi là “tùng phụ” 从父.

          “Bá” thông thường đọc là , nhưng người phương bắc đa phần đọc là bai (thanh 1).

          “Bá phụ” 伯父đa phần dùng trong sách vở, khẩu ngữ thường dùng “bá” . Ví dụ phụ thân của bạn có 3 người anh, thì “bá” sẽ là “đại bá” 大伯, “nhị bá” 二伯, “tam bá” 三伯. Bạn thấy mặt họ sẽ theo đó mà xưng hô.

          Chữ “bá” lại có nghĩa là “lão đại” 老大 (người lớn nhất), theo cách xưng hô thời cổ, anh em lớn nhỏ phân làm: bá , trọng , thúc , quý . Lão đại là “bá” , lão nhị là “trọng” , lão tam là “thúc” , lão tứ là “quý” .

          Người Trung Quốc cũng có lúc dùng bá, trọng, thúc, quý để đặt tên, ví dụ Tôn Trọng Mưu 孙仲谋 , Đổng Trọng Thư 董仲舒v.v… Về nhân danh, bạn phát hiện có chữ bá, trọng, thúc, quý thì có thể biết được người đó hàng thứ mấy trong số các anh em trong gia đình.

          Chúng ta thường đem “bá” , “trọng” để so, ví dụ không phân biệt được cao thấp, nói là “nan phân bá trọng” 难分伯仲. Có câu thành ngữ “Bá trọng chi gian” 伯仲之间 cũng chính là so sự vật bất phân thượng hạ.

          Vợ của “bá phụ” 伯父gọi là “bá mẫu” 伯母. Vợ của “đại bá” 大伯gọi là “đại bá mẫu” 大伯母. người phương bắc cũng gọi là “đại má” 大妈.

          “Bá phụ” 伯父phương bắc gọi là “đại da” 大爷, chữ này đọc thanh nhẹ, còn gọi là “bá bá” 伯伯. Phương ngôn Thiểm Tây 陕西, Giang Hoài 江淮cũng gọi là “đại đại” 大大, tiếng Côn Minh 昆明gọi là “đại đa” 大爹.

          “Bá phụ” 伯父từng có lúc giống như “đồng chí” 同志, “sư phó” 师傅, “lão sư” 老师, là cách xưng hô đối với trưởng bối một thời lưu hành

          Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ 20. Gặp phụ thân của  bạn bè, bạn học, đồng sự, bất kể tuổi tác của đối phương lớn hơn hay nhỏ hơn phụ thân mình, nhất luật đều gọi là “bá phụ” 伯父, đương nhiên xưng hô với mẫu thân của bạn bè, đồng sự sẽ là “bá mẫu” 伯母.

          Ấn tượng sâu sắc là, tôi cùng với vợ lúc tìm hiểu nhau, lần đầu tiên đến nhà gái, gặp mặt cha mẹ cô ấy, khi tôi xưng “bá phụ” 伯父,“bá mẫu” 伯母, hai vị nghe qua đều ngơ ngác.

          Nhân vì nhạc phụ tôi là lão quân nhân từ nhỏ đã vào nam ra bắc, nhạc mẫu là người Quảng Tây 广西, cho nên họ nghe không hiểu cách xưng hô “bá phụ”, “bá mẫu” của người Bắc Kinh là gì, họ cho “bá phụ” 伯父, “bá mẫu” 伯母 là phụ thân và mẫu thân.

                                                                      Huỳnh Chương Hưng

                                                                       Quy Nhơn 10/8/2024

Nguồn

TRUNG QUỐC NHÂN ĐÍCH XƯNG HÔ

中国人的称呼

Biên soạn: Lưu Nhất Đạt 刘一达

Tranh vẽ: Mã Hải Phương 马海方

Bắc Kinh: Trung dịch xuất bản xã, 2022

Previous Post Next Post