SƠ LƯỢC VỀ TÍNH THỊ TRUNG HOA
(kì 2)
TÍNH THỊ HỢP NHẤT
“Tính” 姓và “thị” 氏có nguồn
gốc và công năng khác nhau, “tính” bắt nguồn từ totem của xã hội, “thị” là tượng
trưng cho quyền lợi, tài phú và địa vị xã hội của tập đoàn quý tộc, “tính” là
tiêu chí huyết thống, “thị” là tiêu chí quyền lực, nhân vì vào thời Tiên Tần,
chỉ có quý tộc mới có “tính” và “thị”, còn bình dân chỉ có “tính” mà không có “thị”.
“Thị” mang ý nghĩa đẳng cấp hoá nội bộ tộc tính của bộ lạc, là tiêu chí để khu
biệt quý tộc hoặc thế tộc với bình dân, là sản vật của chế độ tông pháp phong
kiến.
Nhưng bắt đầu từ thời Chiến Quốc, chế độ
tông pháp phong kiến ngày càng đi xuống, chế độ ban cho “thị” cũng dần hỗn loạn,
nguyên chỉ có nhà của khanh đại phu mới có tư cách lập “thị”, còn sĩ và bình dân
tuỳ theo địa vị và quyền lực thăng cao, họ cũng bắt đầu xưng “thị”. Một khi “thị”
đã lạm dụng, thì cũng không còn là tiêu chí riêng của quý tộc, tác dụng của thị
và tính không còn khu biệt, giới hạn của chúng cũng ngày càng mơ hồ. Đến khi Tần
diệt sáu nước, kết thúc chế độ phân phong, tính và thị đã hợp nhất.
Chế độ phân li tính và thị thời Tiên Tần
đã là sản vật của chế độ phân phong, thế thì, thì sự sụp đổ của chế độ phân
phong tất nhiên cũng dẫn đến việc tính thị hợp nhất, trên thực tế, Cố Viêm Vũ 顾炎武đã chú ý đến điểm này.
Do chế độ phân phong sản sinh ra là một
xã hội có đẳng cấp, quý tộc thế tập có đẳng cấp khác nhau sẽ chiếm hữu đất đai
khác nhau và nhân khẩu sinh sống trên mảnh đất đó, từ đó có quyền lực khác
nhau, “thị hiệu” 氏号chính là để khu biệt đẳng cấp đó
mà chế định ra. Điểm quan trọng của chế độ đẳng cấp này là sự chiếm hữu thế tập
của quý tộc đối với đất đai. Nghĩa gốc của chữ “phong” 封trong từ “phong kiến” 封建 chính là chỉ việc tại lãnh thổ biên giới
mà lập “phong”, để biểu thị sự phân định và quy thuộc của đất đai, từ “phong cương”
封疆sau này cũng từ nghĩa này mà
ra.
Diện tích quốc thổ có lớn đi nữa, đất đai
cũng có giới hạn, nhân đó, cách phân phong đất đai cho khanh đại phu, cuối cùng
cũng có điểm cuối. Trên thực tế, đến cuối thời Xuân Thu, chế độ “phong thổ tứ điền”
封土赐田 dần được chế độ “cốc lộc” 谷禄thay thế. Gọi là chế độ “cốc lộc”
tức không phải ban cho quý tộc thực ấp,
mà là dựa vào đại vị chức quan khác nhau mà ban cho số lượng cốc vật tương ứng
làm bổng lộc. Trong “Sử kí – Khổng Tử thế gia” 史记 - 孔子世家có nói:
Vệ Linh Công vấn Khổng Tử cư Lỗ
đắc lộc kỉ hà?
卫灵公问孔子居鲁得祿几何
Khổng Tử đáp:
Bổng túc lục vạn.
俸粟六万
Có thể
thấy Khổng Tử làm đại phu nước Lỗ cũng không có đất phong, chỉ nhận cốc vật làm
bổng lộc mà thôi.
“Cốc lộc” 谷禄và “phong địa” 封地có sự khu biệt bản chất, sự khu biệt này chính là “phong
địa” là điền sản, là bất động sản, có thể thế tập kế thừa, từ đó sản sinh quý tộc
thế tập. Còn “cốc lộc” thì khác, cốc lộc thì làm quan mới có, từ quan thì không
còn, nhân đó nó là động sản không có cách kế thừa, một cá nhân một khi không còn
làm quan nữa, thì cũng không có cốc lộc nữa, nhân đó lại trở về với bách tính bình
dân. Từ đó có thể thấy, theo sự phân định tài nguyên đất đai ở thời Chiến Quốc đã
hoàn tất, chế độ cốc lộc được thực thi rộng rãi, thì sẽ không còn sản sinh quý
tộc thế tập mới, và chế độ tính thị dựa vào quý tộc thế tập cũng đương nhiên ngủ
yên.
Trải qua nhiều năm kiêm tính ở thời
Chiến Quốc, đến thời Tần Hán tẩy sạch, chế độ thế tập phân phong đời Chu đến thời
Tần Hán đã không còn tồn tại, đồng thời với đó, bách tính bình dân nhân do du
thuyết và có chiến công mà làm tướng, quan viên dưới tay của Hán Cao Tổ Lưu
Bang 汉高祖刘邦, đại bộ phận xuất thân từ những
kẻ vô lại vong mạng. Bình dân thời Chiến Quốc phát tích mà làm tướng, chịu ảnh
hưởng di phong quý tộc thời Xuân Thu, cũng muốn có chút quý tộc, nhân đó mà đặt
“thị” 氏cho mình, nhưng “thị” lúc bấy
giờ không giống với “thị” trước đó, đã không còn nội hàm quý tộc của thời Xuân
Thu và đời trước nữa.
Một mặt là sự suy vi của chế độ thế tập quý tộc, một mặt khác là sự phất lên của giai tầng bình dân, bị kẹp ở giữa hai xu thế này, chế độ tông pháp phong kiến thời Tiên Tần sụp đổ. Sau đời Tần, dẫn diễn biến lấy “thị” thay “tính”, trên thực tế cũng chính là tịnh thị hợp nhất.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 06/7/2024
Nguồn
KHỞI DANH HỌC THỰC DỤNG ĐẠI
TOÀN
起名学实用大全
Tác giả: Kim Chí Văn 金志文
Bắc Kinh: Thế giới Tri thức xuất
bản xã, 2006