TỀ HOÀN CÔNG GỌI QUẢN TRỌNG LÀ “TRỌNG
PHỤ”
CÁCH XƯNG HÔ NÀY CÓ Ý NGHĨA GÌ
Quản Trọng 管仲là chính
trị gia nổi tiếng thời Xuân Thu ở Trung Quốc, từng phò tá Tề Hoàn Công 齐桓公chín lần hội chư hầu, tôn vương
nhương di, khiến Tề Hoàn Công trở thành đứng đầu trong ngũ bá. Tề Hoàn Công rất
kính trọng Quản Trọng. do ông tên Trọng 仲, nhân đó gọi ông là “Trọng phụ” 仲父, ý là “cận thứ vu phụ thân chi
nhân” 仅次于父亲之人 (người chỉ đứng sau phụ thân),
thế thì danh xưng “Trọng phụ” nầy ra đời như thế nào, trong lịch sử có phải chỉ
có một “Trọng phụ” là Quản Trọng?
Trung Quốc thời cổ, giữa các huynh trưởng lấy “Bá 伯, Trọng 仲, Quý” 季để gọi. Người lớn nhất xưng “Bá” 伯, người thứ hai xưng “Trọng” 仲. Trong Thuyết văn 说文có ghi:
Bá, trưởng dã.
伯, 长也
(Bá là người con trưởng)
Trọng, trung dã.
仲, 中也
(Trọng là người con giữa)
Sau này
chỉ tháng cũng có cách nói “trọng, quý” 仲, 季.
Gọi là “Trọng phụ” chính là người chỉ
sau phụ thân. Trung Quốc cổ đại rất coi trọng tam cương ngũ thường, “phụ vi tử
cương” 父为子纲, trong chế độ gia trưởng, phụ
thân rất có uy quyền. Đối với người mà mình tôn kính “dĩ phụ sự chi” 以父事之 (kính trọng họ như phụ thân),
nhưng không thể nhận người khác là phụ thân của mình, cho nên từ “Trọng phụ” có
được sự tôn sùng rất cao.
Lã Bất Vi 呂不韦cũng từng là “Trọng phụ” 仲父, ông vốn là một thương nhân nước Hàn, sau khi đầu cơ
chính trị đã nhảy vọt trở thành Tể tướng nước Tần. Theo lí, Lã Bất Vi là bề tôi
có chức vị cực cao, quyền khuynh thiên hạ, nhưng ông không hề thoả mãn, bức Tần
Vương Doanh Chính 嬴政còn nhỏ phong mình làm “Trọng
phụ”. Nhưng xưng hiệu “Trọng phụ” cần phải do hoàng đế tự nguyện phong cho, bản
thân mình không thể cưỡng cầu, còn không, chung quy là một hoạ hoạn, như Lã “Trọng
phụ” cuối cùng bị giết chết, trở thành vị “Trọng phụ” có số mệnh bi thảm nhất.
Đầu đời Tây Chu, Khương Thượng Khương Tử
Nha 姜尚姜子牙giúp hai cha con Chu Văn Vương 周文王, Chu Vũ Vương 周武王phạt Thương diệt Trụ 纣, khai sáng cơ nghiệp triều Chu
hơn 800 năm, ông được Chu Vũ Vương thân thiết xưng là “Thượng phụ” 尚父. Thời Hán Sở tương tranh, mưu
sĩ của Hạng Vũ 项羽 là Phạm Tăng 范增 được xưng là “Á phụ” 亚父, kì thực cùng với “Trọng phụ” hàm
nghĩa hoàn toàn tương đồng. “Á” 亚chính là
thứ hai, đều là tôn xưng. Thời Tam Quốc đại thần Đông Ngô Trương Chiêu 张昭, vị cao quyền trọng, được mọi
người xưng là “Giang Đông Trọng phụ” 江东仲父. Thời
Tam Quốc, Hán Thừa tướng Chư Cát Lượng 诸葛亮 (1), được Hậu chủ Lưu Thiện 刘禅xưng là “Tướng phụ” 相父.
Có thể thấy, vị quân chủ đối với thần tử mà có quyền lớn vinh dự thì xưng là “phụ” 父, ý là vị trưởng bổi đáng được tôn kính. Trong đó cách xưng hô dùng “Trọng phụ” 仲父là nhiều hơn, biểu thị đó là người chỉ sau phụ thân.
Chú của người dịch
1-
- Với chữ 诸
- Trong Hán Việt tự điển của Thiều Chửu chỉ có âm “
- Trong Từ điển Hán Việt văn ngôn dẫn chứng của Nguyễn Tôn Nhan cũng chỉ có
âm “
- Trong Khang Hi tự điển 康熙字典 có các âm đọc như sau:
* Đường
vận 唐韻,
Quảng vận 廣韻 phiên thiết là “chương ngư” 章魚.
Tập vận 集韻,
Loại thiên 類篇,
Vận hội 韻會,
Chính vận 正韻 đều có phiên thiết là “ chuyên
ư” 專於,
đọc như chữ 渚
nhưng bình thanh. Âm đọc này có nhiều nét nghĩa, trong đó có nét nghĩa là họ
kép.
Hựu
phức tính. “Hán thư” hữu
又複姓. “漢書” 有諸葛豐. “三國志” 有諸葛亮.
(Họ kép. Trong “Hán thư” có Chư Cát
Phong. “Trong “Tam quốc chí” có Chư Cát Lượng)
* Quảng vận 廣韻 phiên thiết là
“chính xa” 正奢
. Tập vận 集韻 phiên thiết là “chi xa” 之奢, đều có âm là 遮 (già), cũng là một họ.
(Hán
ngữ đại từ điển xuất bản xã, 2003, trang 1146, 1147).
Như vậy tên gọi đúng của nhân vật là
Chư Cát Lượng, nhưng mọi người quen đọc là Gia Cát Lượng.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 25/7/2024
Nguồn
TRUNG QUỐC VĂN HOÁ 1000 VẤN
中国文化 1000问
Chủ biên: Văn Nhược Ngu 文若愚
Bắc Kinh: Trung Quốc Hoa Kiều
xuất bản xã, 2015