Dịch thuật: Quang - Tạc bích thâu quang

QUANG – TẠC BÍCH THÂU QUANG

Chữ “quang” lí thú

Trong “Thuyết văn” 说文có nói:

Quang, minh dã. Tùng hoả tại nhân thượng, quang minh ý dã.

, 明也. 从火在人上, 光明意也.

(Quang là sáng. Chữ hội ý, có chữ “hoả” trên chữ “nhân”, ý nói người cầm đuốc, biểu thị quang minh)

Tự hình dùng chữ   (hoả) làm thiên bàng, giống như cây đuốc để ở bên trên đầu người. Chữ (quang), tự hình lúc ban đầu trong giáp cốt văn giống như cây đuốc để trên đầu người, tự hình giống một người đang quỳ đội cây đuốc, nó cao hơn đầu người. Kim văn đem cấy đuốc trong giáp cốt văn giản hoá thành hai chấm. Triện văn tuy theo kim văn nhưng phần trên biến thành chữ (hoả). Lệ thư đem chữ (hoả) ở phần trên biến thành chữ (tiểu), đem chữ (nhân) trong lệ thư viết thành chữ , truyền cho đến ngày nay.

Câu chuyện Hán tự: Tạc bích thâu quang 壁偷光

          Giải thích ý nghĩa

          Thành ngữ “Tạc bích thâu quang” 壁偷光(đục tường nhờ ánh sáng) xuất từ trong “Tây kinh tạp kí” 西京杂记, nói về câu chuyện Khuông Hành 匡衡thời Tây Hán lấy nhờ ánh sáng từ ngọn đuốc của hàng xóm để đọc sách. Về sau dùng để chỉ những người nhà nghèo nhưng chăm chỉ học tập không thôi.

          Câu chuyện thành ngữ

          Thời Tây Hán có một thiếu niên tên Khuông Hành 匡衡, rất chăm học, nhưng vì gia cảnh nghèo khó không thể yên tâm học tập như những người giàu.

          Trong huyện có một phú gia, trong nhà chứa đầy sách. Lúc bấy giờ, sách là thứ vô cùng quý trọng, những người có sách không dễ gì cho người khác mượn. Khuông Hành sau khi nghe nói, liền đến nhà nọ xin làm thuê, khi đến kì lãnh lương, Khuông Hành nói với gia chủ anh ta không cần lương. Chủ nhân cảm thấy kì lạ, hỏi vì sao. Khuông Hành đáp rằng:

-Tôi không cần tiền, chỉ có một yêu cầu, đó là hi vọng đọc hết sách trong nhà chủ nhân.

          Chủ nhân nghe qua rất cảm động, bèn khảng khái đem sách cho Khuông Hành mượn đọc.

          Khuông Hành ban ngày làm việc, ban đêm muốn đọc sách, nhưng vì nhà nghèo không có nến thắp. Nhà hàng xóm của Khuông Hành lại tương đối giàu có, đèn đuốc thắp sáng cả đêm, nhưng ánh sáng không đến được nhà Khuông Hành. Thế là Khuông Hành nghĩ ra một cách, trên vách của hai nhà, anh ta đục một lỗ nhỏ, đưa ánh sáng ngọn nến của nhà hàng xóm đến nhà mình, mượn nhờ ánh sáng của hàng xóm để đọc sách.

          Thế là Khuông Hành có được sở nguyện, ngày đêm dùi mài kinh sử, cuối cùng làm quan đến chức Tể tướng, trở thành đại học vấn gia một đời.

Tri thức: Thao quang dưỡng hối 韬光养晦

          Ý nghĩa của câu “Thao quang dưỡng hối” 韬光养晦 là ẩn tàng tài năng, không lộ ra bên ngoài.

          “Thao quang” 韬光, từ mặt chữ mà nói, ý nghĩa là thu giấu ánh sáng, dẫn đến ý nghĩa tránh xuất đầu lộ diện.

          “Dưỡng hối” 养晦ý nghĩa là ẩn hình độn tích, tu thân dưỡng tính.

          Tiên chủ Thục Hán Lưu Bị 刘备lúc đầu sáng nghiệp không được thuận lợi, có lúc từng bức phải chạy đến nhờ Nguỵ Vũ Đế Tào Tháo 曹操. Con người Tào Tháo đa nghi, để tránh bị Tào Tháo nghi ngờ, Lưu Bị tại hậu hoa viên trồng rau, hàng ngày đích thân tưới cây trừ cỏ, biểu thị bản thân không có chí lớn. Đây chính là ví dụ cho câu “Thao quang dưỡng hối”. 

                                                                         Huỳnh Chương Hưng

                                                                          Quy Nhơn 11/72024

Nguồn

HÁN TỰ ĐÍCH CỐ SỰ

汉字的故事

Tác giả: Khúc Quân Vĩ 曲君伟, Lưu Di Phàm 刘怡帆

Bắc Kinh: Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã, 2021

 

Previous Post Next Post