Dịch thuật: Kiến trúc Ngọ môn và tác dụng của nó

 

KIẾN TRÚC NGỌ MÔN VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓ

          Ngọ môn 午门là chính môn của cố cung, đối xứng nam bắc với Thần Vũ môn 神武门, nhân vì ở trên trục chính nam bắc kinh thành, chính nam hương dương, vị trí Tí Ngọ nên có tên như thế. Tường thành tả hữu Ngọ môn mở hướng về phía trước với dạng hình , chính lâu 9 gian, trùng thiềm ngói vàng, đỉnh của “vu điện” 庑殿 trước sau có hành lang, hai mặt đông tây mỗi mặt có “vu phòng” 庑房 13 gian, tả hữu “minh lang” 明廊 hướng về nam, trên đài hai quán đối nhau, như cánh chim nhạn, cho nên tục gọi là “Nhạn xí lâu” 雁翅楼. Toàn bộ kiến trúc Ngọ môn cao thấp so le, tả hữu sáng lấp lánh, nổi bật 5 đỉnh cao, thế như “chu điểu” 朱鸟 giương cánh liệng bay, cho nên cũng gọi là “Ngũ phụng lâu” 五凤楼.

          Ngọ môn có 5 cổng vòm, nhìn từ hướng chính nam, chỉ thấy có 3 cổng, nhìn từ phía sau mới thấy có 5 cổng. Hoá ra tả hữu mỗi bên có 1 cổng nách (dịch môn 掖门), cổng vòm mà ở phía sau thành đài, lần lượt ngoặc về hướng tây hoặc hướng đông, trổ cổng ra ở 2 bên đông và tây, vì thế từ chính diện chỉ thấy có 3 cổng.

          Việc ra vào Ngọ môn rất được chú trọng. Triểu Thanh quy định, chính trung là cổng hoàng đế ra vào, hoàng hậu chỉ có lúc đại hôn nhập cung mới từ cổng này mà đi qua, Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa đậu điện thí khi xuất cung có thể đi qua một lần. Bình thường các quan văn võ chỉ có thể đi theo cổng bên phía đông, vương công tông thất đi theo cổng bên phía tây. Cửa nách phía đông phía tây bình thường không mở, chỉ hôm nào Kim Loan điện 金銮殿cử hành đại điển lễ, bách quan văn võ mới lần lượt văn đông võ tây theo cổng nách mà vào. Cống sĩ nhập cung tham gia điện thí, căn cứ theo danh sách trúng Hội thí, số lẻ đi theo cổng nách bên trái, số chẵn đi theo cổng nách bên phải.

          Bên trong thành lâu, nguyên có đặt bảo toạ, hai bên đông tây có lầu chuông lầu trống, khi hoàng đế thăng điện cử hành đại điển, chuông trống nổi lên. Khi hoàng đế tế tự đàn miếu xuất nhập Ngọ môn, chuông nổi lên. Khi hoàng đế tế tự Thái miếu xuất nhập Ngọ môn, trống nổi lên, rất uy nghiêm cung kính.

          Nếu khi thắng trận thu binh về triều, phải cử hành nghi thức tại Ngọ môn, dâng “chiến phu” 战俘 lên hoàng đế. Hoàng đế đích thân lên Ngọ môn tiếp nhận lễ “hiến phu” 献俘. Thời Minh, hàng năm vào ngày rắm tháng Giêng, treo đèn kết hoa ở Ngọ môn, ban yến, thần dân có thể tiến lại gần để thưởng thức.

          Triều Minh, bên ngoài Ngọ môn còn là chỗ “đình trượng” 廷杖 (hình phạt đánh bằng roi, gậy)

                                                                       Huỳnh Chương Hưng

                                                                       Quy Nhơn 27/7/2024

Nguồn

CỐ CUNG – LỊCH SỬ VĂN HOÁ KHÔI BẢO

故宮 - 历史文化瑰宝

Biên soạn: Trần Vĩnh Phát 陈永发

 Phùng Lâm Anh 冯林英

Trương Kiếm 张剑

Bắc Kinh: Quốc tế Văn hoá xuất bản công ti. 1994

Previous Post Next Post