KHÔNG THỂ TUỲ TIỆN GỌI “PHU NHÂN”
“Phu
nhân” 夫人hiện nay đã trở thành từ xưng hô thông dụng. Như mọi
người đều biết, từ “phu nhân” trong giao tiếp là từ lịch sự dùng để biểu thị
“thê tử” của người khác, ví dụ như khi giới thiệu tân khách, người ta thường
nghe giới thiệu người nào đó là phu nhân của người này, phu nhân của người kia…
“Phu
nhân” 夫人chính là “thê tử” 妻子,
nhưng trong cuộc sống thường ngày, người chồng rất ít khi gọi vợ mình là “phu
nhân”.
Từ một
ý nghĩa nào đó mà nói, cách xưng hô “phu nhân” tương đối văn nhã, bình thường
dùng cách xưng hô này rất là trang trọng.
Kì thực,
chữ “phu” 夫 trong
“phu nhân” 夫人ý nghĩa là hai người, cho nên, đàn ông cũng có thể gọi
là “phu” 夫, nhưng, lúc ban đầu cách xưng hô “phu nhân” này là
“chuyên dụng”.
Trong “Lễ
kí – Khúc lễ” 礼记 - 曲礼 có
quy định rõ ràng:
Thiên tử chi phi viết Hậu, chư hầu viết Phu nhân.
天子之妃曰后, 诸侯曰夫人
(Phi của thiên tử gọi là Hậu, của chư hầu gọi là Phu
nhân)
Chính là nói, thời Chu chỉ có vợ của chư hầu mới gọi
là “phu nhân”, vợ của dân thường không thể gọi là ‘phu nhân”.
Đến thời
Hán, vẫn còn theo quy củ này. Trong “Hán thư – Văn Đế kỉ” 汉书 - 文帝纪có nói:
Thất niên đông thập nguyệt, lệnh Liệt Hầu Thái phu
nhân, Phu nhân….
七年冬十月, 令列侯太夫人, 夫人…
(Tháng
10 mùa đông năm thứ 7, lệnh cho Thái phu nhân, Phu nhân của Liệt Hầu)
Bạn thấy
đấy, vợ của những dân thường cũng không thể gọi “phu nhân”. Từ thời Đường Tống
trở về sau, vợ của quan Nhất Nhị phẩm phong là Phu nhân, như “Nhất phẩm Cáo mệnh
phu nhân” 一品诰命夫人.
Đến thời
Tống Nguyên, người dân mới có thể dùng từ “phu nhân”, vợ của bách tính bình thường
có thể xưng là “phu nhân”.
Trong
trường hợp xã giao, xưng hô “phu nhân” thông thường gia thêm tính danh của người
chồng ở trước, ví dụ như:
Đây là phu nhân của Trương Tam.
Đương nhiên cũng có thể nói “Trương phu nhân” 张夫人. Trực tiếp gọi “phu nhân” thì chỉ có người chồng mới có tư cách.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 14/7/2024
Nguồn
TRUNG QUỐC NHÂN ĐÍCH XƯNG HÔ
中国人的称呼
Biên soạn: Lưu Nhất Đạt 刘一达
Tranh vẽ: Mã Hải Phương 马海方
Bắc Kinh: Trung dịch xuất bản xã, 2022