促拍采桑子
音樂向南方
不憂愁
培養天良
温和適中
琴詩帝舜
何處馨香
暴厲聲歸入北
不平和
清靜無方
心存殺伐
琴音殷紂
擾亂綱常
XÚC
PHÁCH THÁI TANG TỬ
Âm nhạc hướng nam
phương
Bất ưu sầu
Bồi dưỡng thiên
lương
Ôn hoà thích trúng
Cầm thi Đế Thuấn
Hà xứ hinh hương
Bạo lệ thanh quy
nhập bắc
Bất bình hoà
Thanh tĩnh vô
phương
Tâm tồn sát phạt
Cầm âm Ân trụ
Nhiễu loạn cương thường
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 26/6/2024
Bài từ này mượn ý từ trong “Khổng
Tử gia ngữ” 孔子家语.
子路鼓琴, 孔子闻之, 谓冉有曰: “甚矣, 由之不才也. 夫先王之制音也, 奏中声以为节, 流入于南, 不归于北. 夫南者生育之乡, 北者杀伐之域. 故君子之音温柔居中, 以养生育之气. 忧愁之感, 不加于心也; 暴厉之动, 不在于体也. 夫然者, 乃所谓治安之风也. 小人之音則不然, 亢丽微末, 以象杀伐之气. 中和之感, 不载于心; 温和之动, 不存于体. 夫然者, 乃所以为乱亡之风. 昔者舜弾五弦之琴, 造南风之诗. 其诗曰: ‘南风之薰兮, 可以解吾民之愠兮; 南风之时兮, 可以阜吾民之財兮.’ 唯修此化, 故其兴也勃焉, 德如泉流, 至于今, 王公大人述而弗忘. 殷纣好为北鄙之声, 其废也忽焉, 至于今, 大人举以为诫. 夫舜起布衣, 积善含和, 而终以帝. 纣为天子, 荒淫暴乱, 而终以亡. 非各所修之致乎! 由, 今也匹夫之徒, 曾无意于先王之制, 而习亡国之声, 岂能保其六七尺之体哉?”
冉有以告子路, 子路惧而自悔, 静思不食, 以至骨立. 夫子曰: “过而能改, 其进矣乎.”
Tử
Lộ cổ cầm, Khổng Tử văn chi, vị Nhiễm Hữu viết: “Thậm hĩ, Do chi bất tài dã.
Phù tiên vương chi chế âm dã, tấu trúng thanh dĩ vi tiết, lưu nhập vu nam, bất
quy vu bắc. Phù nam giả sinh dục chi hương, bắc giả sát phạt chi vực. Cố quân tử
chi âm ôn nhu cư trung, dĩ dưỡng sinh dục chi khí. Ưu sầu chi cảm, bất gia vu
tâm dã; bạo lệ chi động, bất tại vu thể dã. Phù nhiên giả, nãi sở vị trị an chi
phong dã. Tiểu nhân chi âm tắc bất nhiên, kháng lệ vi mạt, dĩ tượng sát phạt
chi khí. Trung hoà chi cảm, bất tái vu tâm, ôn hoà chi động, bất tồn vu thể.
Phù nhiên giả, nãi sở dĩ vi loạn vong chi phong. Tích giả Thuấn đàn ngũ huyền
chi cầm, tạo Nam phong chi thi. Kì thi viết: ‘Nam phong chi huân hề, khả dĩ giải
ngô dân chi uấn hề; Nam phong chi thời hề, khả dĩ phụ ngô dân chi tài hề.’ Duy
tu thử hoá, cố kì hứng dã bột yên, đức như tuyền lưu, chí vu kim, vương công đại nhân thuật nhi phất vong. Ân Trụ hiếu vi bắc bỉ chi thanh, kì phế dã hốt yên, chí vu kim, đại nhân cử
dĩ vi giới. Phù Thuấn khởi bố y, tích đức hàm hoà, nhi chung dĩ đế. Trụ vi
thiên tử, hoang dâm bạo loạn, nhi chung dĩ vong. Phi các sở tu chi trí hồ! Do,
kim dã thất phu chi đồ, tằng vô ý vu tiên sinh chi chế, nhi tập vong quốc chi
thanh, khởi năng bảo kì lục thất xích chi thể tai?
Nhiễm
Hữu dĩ cáo Tử lộ, Tử Lộ cụ nhi tự hối, tĩnh tư bất thực, dĩ trí cốt lập. Phu Tử
viết: “Quá nhi năng cải, kì tiến hĩ hồ.”
(Tử
Lộ đánh đàn, Khổng Tử sau khi nghe được, nói với Nhiễm Hữu: “Nghiêm trọng thay!
Trọng Do bất tài. Tiên vương chế ra âm nhạc, diễn trúng thanh lấy làm tiết tấu,
thanh âm hướng về phương nam, mà không hướng về phương bắc. Phương nam là nơi
nuôi dưỡng con người, phương bắc là chốn sát phạt. Cho nên thanh âm của bậc
quân tử có ôn nhu trong đó, lấy đó để bảo dưỡng khí sinh dục, tình cảm ưu sầu
không có trong lòng, hung bạo không có nơi thân. Như vậy, đó gọi là trị an chi
phong. Còn thanh âm của tiểu nhân thì không như thế, nó kịch liệt nhỏ mọn, giống
như có khí sát phạt bên cạnh. Tình cảm bình hoà không có trong lòng, thanh tĩnh
không có nơi thân. Như vậy, đó gọi là loạn vong chi phong. Ngày trước Đế Thuấn
đàn ngũ huyền cầm, viết ra bài thơ “Nam phong”. Lời thơ rằng: ‘Gió nam thổi
mát, có thể giải trừ nỗi oán hận của dân ta. Gió nam thổi đúng lúc, có thể làm
phong phú tài vật của dân ta’. Nhân vì ông chú trọng đến sự giáo hoá của âm nhạc,
nên hứng khởi bột phát, phẩm đức tốt như dòng suối chảy đến với bách tính, cho
đến hiện nay, vương công đại nhân hãy còn ghi chép lại không quên. Thương Trụ
vương thích âm nhạc phương bắc nên nhanh chóng suy bại, đến nay, mọi người lấy
đó làm gương. Ông Thuấn từ bách tính bình dân mà khởi nghiệp, tích luỹ hành thiện,
đãi nhân ôn hoà mà cuối cùng làm đế. Còn ông Trụ làm thiên tử, hoang dâm bạo
ngược mà cuối cùng vì đó mà diệt vong, đó chẳng phải là kết quả tu sửa của mỗi
người sao? Trọng Do hiện chỉ là một người bình thường, từng chưa nghĩ đến sự
giáo huấn của tiên vương, cứ tập loại âm nhạc vong quốc, thì làm sao bảo toàn
được tấm thân sáu bảy xích?”
Nhiễm
Hữu nói lại với Tử Lộ, Tử Lộ nghe qua trong lòng sợ hãi, cảm thấy hối hận, tĩnh
toạ suy nghĩ, không ăn không uống đến nỗi gầy trơ xương. Khổng Tử bảo rằng: “Có
lỗi mà biết sửa, Tử Lộ đã có tiến bộ rồi vậy.”
(Chủ biên: Vương Ứng Lân 王应麟. Trường Xuân: Thời Đại văn nghệ xuất bản xã, 2003)