Dịch thuật: Tinh - Phi tinh đới nguyệt

 

TINH – PHI TINH ĐỚI NGUYỆT 

Chữ “tinh” lí thú

          Về chữ (tinh), tự hình trong giáp cốt văn là quần thể các ngôi sao. Trong giáp cốt văn vốn không có chữ (tinh), mà chỉ có chữ (tinh) này. Chữ , giáp cốt văn dùng 3 chữ (nhật) chồng lên, biểu thị nhiều sao phát ra ánh sáng lấp lánh. Về sau, tự hình chữ trong giáp cốt văn trên cơ sở đó gia thêm chữ (sinh) để biểu thị , biểu thị hiện tượng quần tinh trong màn đêm “vô trung sinh hữu” 无中生有. Kim văn đem tự hình trong giáp cốt văn đảo lộn trên dưới, triện văn đem phần trên trong giáp cốt văn là tỉnh lược thành chữ (nhật). Lệ thư đem phần dưới ở triện văn viết thành chữ (sinh). Thế là chữ (tinh) hiện đại ra đời.

          Chú ý, trong cổ văn, có lúc chữ thông với chữ .

          Nghĩa gốc khi tạo chữ: Từ trong màn đêm vắng lặng xuất hiện nhiều thiên thể phát ra ánh sáng.

Câu chuyện Hán tự: Phi tinh đới (đái) nguyệt 披星戴月

          Giải thích ý nghĩa

          Thành ngữ “Phi tinh đới nguyệt” 披星戴月 ý nói thân khoác những vì sao, đầu đội trăng. Hình dung làm việc vô cùng vất vả, thức khuya dậy sớm, xuất xứ từ trong “Oan gia trái chủ” 冤家債主của Trịnh Đình Ngọc 郑廷玉đời Nguyên.

Câu chuyện thành ngữ

          Cuối thời Xuân Thu, tại nước Lỗ có một vị quan hiền năng tên là Phục Tử Tiện 宓子贱 (1), ông phụng mệnh quốc quân nước Lỗ đi cai trị vùng Thượng Phụ 单父. Khi vừa mới đến nhiệm sở, ông đã gọi hai vị phó quan cầm bút viết chữ. Khi phó quan viết, Phục Tử Tiện ở bên cạnh không ngừng lấy tay níu cùi chỏ của họ, chữ của hai người viết ra ngả nghiêng không thành chữ, ông lấy cớ đó miễn chức quan của hai người.

          Hai người đi tìm quốc quân tố cáo, quốc quân lại nói rằng:

          -Phục Tử Tiện trước đây khi làm quan tại triều, đã có không ít kiến nghị, nhưng nhân vì một số đại thần phản đối mà không thể thực hiện, giống như bị người ta níu lấy áo vậy. Ông ấy mượn cớ hai khanh để nói đạo lí đó cho ta biết.

          Thế là quốc quân nước Lỗ cho phép Phục Tử Tiện theo cách nghĩ của bản thân mà trị lí vùng Thượng Phụ, sau 5 năm lại báo cáo một lần với quốc quân là được. Phục Tử Tiện hàng ngày trên công đường ngồi đánh đàn, nhưng trị lí Thiện Phụ rất tốt.

          Về sau, người thay thế ông là Vu Mã Kì 巫马期, Vu Mã Kì vô cùng vất vả chuyên cần, hàng ngày từ lúc mặt trời chưa mọc đã ra làm việc, mãi đến lúc mặt trăng treo trên trời cao mới về nhà, ngày đêm không được an nhàn, trời lạnh trời nóng không hề lười nhác, mọi việc đích thân xử lí, như vậy mới trị lí Thiện Phụ được tốt. Vu Mã Kì rất khốn khổ, hỏi Phục Tử Tiện nguyên do.

          Phục Tử Tiện nói rằng:

          -Cách làm của tôi gọi là sử dụng thích đáng nhân tài. Còn cách làm của ông gọi là sử dụng khí lực của mình. Người mà sử dụng khí lực của mình đương nhiên là lao khổ, còn người mà sử dụng nhân tài đương nhiên là an dật.

Tri thức: Văn Khúc tinh 文曲星

          Chúng ta thường nói nhân sĩ thi đậu Trạng nguyên là “Văn Khúc tinh há phàm” 文曲星下凡, thế thì Văn Khúc tinh là gì?

          Văn Khúc tinh là một trong số 7 sao trong chòm Bắc đẩu 北斗. Trong thần thoại cổ đại trung Quốc, Văn Khúc tinh là sao chủ quản văn vận. Người xưa cho rằng người văn chương viết rất hay được triều đình tuyển dụng là “Văn Khúc tinh há phàm”.

Chú của người dịch

Phục Tử Tiện 宓子賤

Chữ trong Khang Hi tự điển có 2 bính âm:

1- Bính âm , âm Hán Việt là “mật”, phiên thiết là MĨ TẤT 美畢, hoặc MỊCH TẤT 覓畢, đều có âm là (mật).

2- Bính âm , âm Hán Việt là “phục”, phiên thiết là PHÒNG LỤC 房六.

Ở âm này có nói: Chữ  nay là chữ (phục). Học trò của Khổng Tử là 虙不齊 (Phục Bất Tề). Thời cổ chữ (phục) và chữ (phục) thông dụng.

(Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, năm 2002, trang 221 / 1047)

Chữ trong Hán Việt tự điển của Thiều Chửu ghi rằng:

          Mật: Yên lặng. Một âm là phục, cũng như chữ phục .

          (Nhà xuất bản Hồng Đức, 2015)

Chữ thông với chữ . Tử Tiện là học trò của Khổng Tử, vốn họ Phục tên Bất Tề 不齊, Tử Tiện 子賤 là tên tự. 虙子賤 , tục tự chép là 宓子賤. Chữ này có âm đọc “mật” và cũng có âm đọc là “phục”, ta quen đọc âm “mật”. Vì  tên gốc nhân vật là 虙子賤 chép thành  宓子賤 nên ta quen đọc là Mật Tử Tiện.

                                                                         Huỳnh Chương Hưng

                                                                          Quy Nhơn 27/6/2024

Nguồn

HÁN TỰ ĐÍCH CỐ SỰ

汉字的故事

Tác giả: Khúc Quân Vĩ 曲君伟, Lưu Di Phàm 刘怡帆

Bắc Kinh: Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã, 2021

 

Previous Post Next Post