CÔ DÂU KHI XUẤT GIÁ NGỒI KIỆU HOA
BẮT ĐẦU TỪ KHI NÀO
Hôn lễ vào thời cổ rất được coi trọng. Ngoài điều kiện
có người làm mai, hai bên phải môn đương hộ đối ra, khi kết hôn phải trải qua mấy
nghi thức: nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp trưng, thỉnh kì, thân nghinh, phàm
những nghi thức này không thể thiếu, sau đó mơi có thể đưa cô dâu về nhà.
Nhân vật
chính cô dâu không chỉ mặc hỉ phục 喜服, đầu đội hỉ mạt 喜帕(khăn đỏ trùm đầu), mà còn cần phải ngồi kiệu hoa đến
nhà chú rể.
Kiệu
hoa khởi nguồn từ “kiệu tử” 轿子thời cổ. Theo ghi
chép trong Sử kí 史记, thời cổ có một
loại công cụ giao thông tên là “kiên dư” 肩舆,
đó là hình thức ban đầu của chiếc kiệu. Đến thời Đường, trong sách vở bắt đầu
có từ “kiệu tử” 轿子. Kiệu lúc bấy giờ được gọi là “bộ liễn” 步辇, thông thường chỉ có hoàng đến mới được hưởng thụ.
Theo sử
liệu, hoàng đế Hiếu Tông孝宗triều Nam Tống từng
thiết kế cho hoàng hậu một chiếc “long kiên liễn” 龙肩辇.
Loại liễn này lấy lụa đỏ phủ lên, bên trên thêu 4 con rồng. Trong liễn có ghế mềm
bọc lụa, rất xa hoa phú quý, thích hợp cho phụ nữ ngồi. Về sau, khi đế vương nạp
phi đều dùng loại như “long kiên liễn” để nghinh rước, hiển thị rõ khí phái
hoàng gia. Nhân vì hoa mĩ tinh xảo, người ta liền gọi loại kiệu đó là “thái dư”
彩舆, đó là kiệu hoa sớm nhất. Sau này, kiệu chuyên thuộc
về hoàng đế dần trở thành loại công cụ của đạt quan quý nhân, phụ nữ cao tuổi
dùng khi ra khỏi nhà, tập tục dùng kiệu hoa rước dâu cũng lưu hành trong dân
gian.
Loại kiệu hoa khi rước dâu có nhiều dạng, cũng gần giống với xe hoa hiện nay, kiệu ngày càng xa xỉ hoa mĩ, ngày có thể hiện rõ địa vị cô dâu. Với những gia đình giàu có, để phô trương thường dùng loại kiệu nạm vàng bạc do 8 người khiêng. Những gia đình phổ thông, thì đơn giản, chỉ dùng lụa đỏ trang sức với 2 người khiêng để thể hiện sự long trọng.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 11/6/2024
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên
soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã,
2013