Dịch thuật: Chu Hi với lí học

 

CHU HI VỚI LÍ HỌC

          Đời Tống, “lí học” 理学 dần hưng khởi. Lí học chỉ tân Nho học từ đời Tống về sau, cũng xưng là “đạo học” 道学, nhân vật đại biểu đứng đầu có Trình Hạo 程颢, Trình Di 程颐, Chu Hi 朱熹, cho nên cũng được xưng là “Trình Chu lí học” 程朱理学.

          Chu Hi 朱熹 (1130 – 1200) là tập đại thành của lí học, ông kế thừa tư tưởng của Trình Hạo, Trình Di, hai triết học gia thời Bắc Tống, tiến thêm một bước hoàn thiện và phát triển hệ thống lí học theo chủ nghĩa duy tâm khách quan. Chu Hi năm 19 tuổi sau khi đậu Tiến sĩ, đã từng nhậm các chức quan địa phương tại Phúc Kiến 福建, Giang Tây 江西, Chiết Giang 浙江, Hồ Nam 湖南. Ngoài ra, ông còn sáng lập và điều hành nhiều thư viện, cả đời chuyên vào việc trứ thư, dạy học.

          Nội dung hạt nhân của lí học là:

“Lí” là bản nguyên của vạn vật vũ trụ, là đệ nhất tính.

“Khí” là tài liệu cấu thành vạn vật vũ trụ, là đệ nhị tính.

Chu Hi đem “thiên lí” 天理và “nhân dục” 人欲đối lập với nhau, cho rằng nhân dục là căn nguyên của hết thảy tội ác, nhân đó ông đề xuất “tồn thiên lí, diệt nhân dục” 存天理, 灭人欲. Đem “tam cương ngũ thường” 三纲五常nói thành “thiên lí” 天理vạn cổ bất biến, yêu cầu con người khác chế “tư dục” 私欲 để phục tùng “thiên lí”. Điều này về sau trở thành công cụ của giai cấp thống trị giam cầm tư tưởng con người, ở vào xã hội phong kiến hậu kì càng có tác dụng tiêu cực thậm chí phản động.

Chu Hi còn đem bốn bộ “Luận ngữ” 论语, “Mạnh Tử” 孟子, “Đại học” 大学 “Trung dung” 中庸 hợp lại, gọi là “Tứ thư” 四书. “Tứ thư ngũ kinh” 四书五經 là hợp xưng của “Tứ thư” 四书 “Ngũ kinh” 五經, là điển tịch kinh điển của Nho gia Trung Quốc. “Ngũ kinh” chỉ “Thi kinh” 诗經, “Thượng thư” 尚书, “Lễ kí” 礼记, “Chu dịch” 周易, ‘Xuân Thu” 春秋, nói tắt là “Thi , Thư , Lễ , Dịch , Xuân Thu” 春秋.

“Tứ thư ngũ kinh” là thư mục cơ bản của Nho gia từ thời Nam Tống về sau dùng để dạy học, là sách mà nho sinh học tử cần phải đọc, cũng là nội dung trọng yếu của khoa cử khảo thí cổ đại. 

                                                                                Huỳnh Chương Hưng

                                                                                Quy Nhơn 22/6/2024

Nguồn

NHẤT BẢN THƯ BỊ KHẢO

TRUNG HOA TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ

一本书备考

中华传统文化

(Bản tu đính)

Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, 2018

 

Previous Post Next Post