Dịch thuật: Đạo cụ trong Kinh kịch Trung Quốc

 

ĐẠO CỤ TRONG KINH KỊCH TRUNG QUỐC 

          Biểu diễn Kinh kịch không thể không có đạo cụ. Để biểu hiện một cách sinh động hình tượng câu chuyện, chỉ dựa vào cách biểu diễn của diễn viên là không đủ, cần phải có đạo cụ bổ trợ. Đạo cụ không chỉ mang lại hiệu quả phong phú cho sân khấu, mà còn có thể khắc hoạ hoạt động nội tâm của nhân vật, giúp diễn viên tạo được hình tượng nhân vật tốt hơn.

          Trên sân khấu Kinh kịch, đại bộ phận đạo cụ đều không phải là thật, mà là những vật thiết kế chế tác dành riêng cho biểu diễn, chỉ cần đại khái tương tự với vật thật là được. Có một số đạo cụ khác hoàn toàn với vật thật, chỉ là dùng để tượng trưng mà thôi.

1-Đồ vật dùng trong sinh hoạt

          Đồ vật dùng trong sinh hoạt trên sân khấu tương đối nhiều, ví dụ như bàn, ghế, văn phòng tứ bảo, trà cụ, tửu cụ, đèn đuốc, đèn lồng, quạt, khăn tay v.v…

Bàn ghế (trác ỷ 桌椅)

          Trên sân khấu Kinh kịch, chỉ có bàn vuông, không có bàn tròn. Bàn ghế trừ công năng cụ thể của chúng ra, còn có thể mang những ý nghĩa tượng trưng khác.

          Ví dụ như, bàn có thể thay cho núi, diễn viên đứng trên bàn biểu thị đứng trên núi; hai bàn chồng lên biểu thị núi rất cao; diễn viên từ ghế bước lên bàn biểu thị từ dưới thấp leo lên núi cao.

          Ghế còn có thể biểu thị cổng nhà lao, cổng lò nung v.v…

          Tổ hợp bàn ghế và cách bài trí khác nhau, ý nghĩa cũng khác nhau.

          Ví dụ như, chính giữa sân khấu đặt một chiếc bàn, sau bàn có chiếc ghế, gọi đó là “đại toạ” 大座, có thể đại biểu cho thư phòng, công đường, cũng có thể đại biểu cho người đang ngủ.

          Hai bên sân khấu mỗi bên đặt một “đại toạ” 大座, gọi đó là “bát tự trác” 八字桌, nhìn chung biểu thị cảnh yến tiệc.

          Chính giữa sân khấu và cả hai bên mỗi nơi có một “đại toạ’, cũng chính là tổ hợp “đại toạ” 大座 thêm “bát tự trác” 八字桌, gọi là “tam đường trác” 三堂桌, đa phần dùng vào trường hợp hội thẩm.

          Nếu ghế đặt ở trước bàn, gọi là “tiểu toạ” 小座, biểu thị nhàn lai vô sự, hoặc giả đang đợi tin tức.

          Trong Kinh kịch, tập quán đem bàn ghế trên sân khấu gọi là “nhất trác nhị ỷ” 一桌二椅. Hoàn toàn không phải là nói trên sân khấu chỉ bày ra một chiếc bàn và hai chiếc ghế, mà đó là cách nói quen thuộc trong Kinh kịch truyền thống.

Văn phòng tứ bảo 文房四宝

          Văn phòng tứ bảo là gọi chung bút, mực, giấy, nghiên. Bốn loại này trên sân khấu Kinh kịch thường xuất hiện. Nhưng, trừ giấy ra, ba thứ còn lại đều là dùng gỗ làm ra, đều không có công năng của bản thân. Với bút thì không có ngòi bằng lông, mực cũng nghiền không ra giọt, chỉ là từ ngoại hình nhìn để tưởng tượng mà thôi.

Bình rượu chén rượu (tửu hồ tửu bôi 酒壶酒杯)

          Trên sân khấu Kinh kịch, chúng ta thường thấy cảnh uống rượu. Nhưng, bình rượu chén rượu ở đây cũng đều là đạo cụ làm từ gỗ, đều đặc ruột không rỗng, căn bản rót không ra rượu. Nhưng, bề ngoài của chúng phủ lên một lớp sơn nhìn giống như thật.

Binh khí 兵器

          Trên sân khấu Kinh kịch, chúng ta có thể nhìn thấy rất nhiều cảnh đánh nhau, đương nhiên cũng không thể không có binh khí. Chúng ta thường nói “thập bát ban võ nghệ” 十八般武艺, nhìn chung là chỉ binh khí. Chủng loại binh khí trong Kinh kịch rất nhiều, nhưng nhân vật nào dùng binh khí gì đều rất chú trọng, rất có căn cứ, không thể tuỳ tiện.

          Binh khí trong Kinh kịch có danh từ chuyên môn, gọi là “bả tử” 把子, phân làm “trường bả tử” 长把子 và “đoản bả tử” 短把子.

          “Trường bả tử” 长把子chính là loại binh khí tương đối dài, ví dụ như đại đao 大刀, trường thương 长枪, xoa , côn bổng 棍棒v.v… Trường bả tử tương đối mang tính đại biểu có “thanh long yển nguyệt đao” 青龙偃月刀của Quan Vũ 关羽chuyên dùng; “trường mâu” 长矛của Trương Phi 张飞chuyên dùng; “tam tiêm lưỡng nhận đao” 三尖两刃刀của Nhị Lang Thần 二郎神chuyên dùng; “nguyệt nha sạn” 月牙铲của Sa tăng hoà thượng Lỗ Trí Thâm 鲁智深thường dùng.

          “Đoản bả tử” 短把子chính là loại binh khí tương đối nhỏ, ví dụ như đơn đao 单刀, kiếm , phủ , chuỳ , cung tiễn 弓箭v.v… Loại tương đối mang tính đại biểu có “song kích” 双戟của Điển Vi 典韦; “càn khôn quyển” 乾坤圈của Na Tra 哪吒, “song phủ” 双斧của Lí Quỳ 李逵. …..

                                                                     (còn tiếp)

Phụ lục 

1-Thanh long yển nguyệt đao

2-Trường mâu

3-Tam tiêm lưỡng nhận đao

4-Nguyệt nha sạn

                                                                    Huỳnh Chương Hưng

                                                                    Quy Nhơn 25/6/2024

Nguồn

KINH KỊCH THƯỜNG THỨC THỦ SÁCH

京剧常识手册

Biên soạn: Triệu Vĩnh Kì 赵永岐, Triệu Nam 赵楠

Tây An: Thiểm Tây nhân dân giáo dục xuất bản xã, 2021

Previous Post Next Post