恶中有善 引人向善
为恶而畏人知, 恶中犹有善路
为善而急人知, 善处即是恶根
(菜根谭 - 自省克己)
ÁC
TRUNG HỮU THIỆN DẪN NHÂN HƯỚNG THIỆN
Vi ác nhi uý
nhân tri, ác trung do hữu thiện lộ.
Vi thiện nhi cấp
nhân tri, thiện xứ tức thị ác căn.
(Thái căn đàm – Tự tỉnh khắc kỉ)
TRONG ÁC CÓ THIỆN DẪN TA ĐẾN VỚI ĐIỀU THIỆN
Làm điều
ác mà sợ người ta biết, ấy là trong cái ác đó có con đường dẫn tới điều thiện.
Làm điều thiện mà vội muốn người ta biết, ấy là trong điều thiện đó đã có gốc rễ của cái ác.
Giải thích
và phân tích
Thời Xuân Thu, Lí Li 李离 nước Tấn khi làm ngục quan đã
từng sai lầm tiếp nhận một ý kiến, lúc thẩm tra án kiện đã phán xử sai lầm, khiến
cho một người vô tội bị chết oan trong ngục.
Tuy vụ án sau này được thẩm tra lại, oan tình cũng được chiêu
tuyết, nhưng Lí Li luôn canh cánh trong lòng, ông cho rằng do vì mình chỉ riêng
nghe một phía mà khiến cho người vô tội phải xuống hoàng tuyền, bản thân mình lí
ra phải chết để chuộc tội.
Tấn Văn Công 晋文公sau khi nghe được chuyện, lập tức triệu kiến
Lí Li, đồng thời nói rằng:
-Việc
xử sai lầm án kiện đó không thể hoàn toàn quy về cho một mình khanh, khanh sao lại
muốn lấy cái chết để chuộc tội?
Lí Li đáp rằng:
-Chức quan của thần không cao, nhưng cũng không thể có
hai người cùng đảm nhậm; bỗng lộc của thần cũng được xem là ưu đãi, nhưng thần
trước giờ chưa từng cùng người khác phân hưởng. Hiện thần phạm sai lầm, nếu muốn
tìm một người đến làm bạn, tìm một người đến gánh vác, há chẳng phải là không hợp
với lễ, không hợp với đạo đức sao?
Tấn Văn Công tiếp lời của Lí Li:
-Khanh nói như thế, ta ban cho khanh quan chức, ban cho
khanh chức vị để khanh phạm sai lầm, thế thì ta cũng có tội rồi?
Bản ý Tấn Văn Công muốn cho Lí Li một bậc cấp để xuống, không
ngờ Lí Li lại nói:
-Theo chức vị sẽ là chết, nhưng quy định lại là sống. Thần
nhớ là pháp luật của quốc gia quy định: Phán xử sai người khác chịu hình phạt,
thì người phán xử cũng phải chịu hình phạt; phán xử sai khiến phạm nhân chịu chết,
thì người phán xử cũng phải chịu chết. Bệ hạ vốn nhìn thấy tài năng của thần xem
xét quyết nghi mới nhậm mệnh thần đảm nhậm chức vị đó, nhưng thần lại phạm sai
lầm trong phạm vi chức quyền của mình. Điều đó không chỉ trái với pháp luật quốc
gia, mà còn phụ sự tín nhiệm của bệ hạ.
Cuối cùng, sự thuyết phục của Tấn Văn Công không có kết quả,
Lí Li tự vẫn mà chết.
Cách Li Li phục kiếm tạ tội là mạnh mẽ biểu hiện của việc gánh
vác trách nhiệm, càng là có lương tri, biểu hiện nhân sinh chí thiện. Lí Li lấy
cái chết làm hành vi bản thân thay đổi hướng theo điều thiện. Trong mắt người
hiện tại, tuy có chút cực đoan, nhưng tinh thần tự phản tỉnh phía sau lại đáng để
chúng ta học tập.
Con người không phải sinh ra đã có trí tuệ, dù có thông
minh đi nữa cũng có lúc phạm phải sai lầm. Nhưng sau khi phạm sai lầm, mạnh dạn
sửa đổi cũng là sự biểu hiện hướng thiện. Điều này và những điều thiện đã làm
so với những hành vi khoe khoang, có thể là điều quý. Trong “Thái căn đàm” 菜根谭có
câu:
Vi ác nhi uý nhân tri, ác
trung do hữu thiện lộ.
Vi thiện nhi cấp nhân tri,
thiện xứ tức thị ác căn.
为恶而畏人知, 恶中犹有善路
为善而急人知,
善处即是恶根
đã biểu đạt cách nhìn này.
Cho nên, đối với những người làm việc xấu, chúng ta không thể giữ chặt cái đuôi
sai lầm của họ, mà ngược lại nên khai quật thiện niệm đằng sau sự sai lầm đó.
Thời Tuỳ Văn Đế 隋文帝có viên Thứ sử Kí Châu 冀州trong
thời gian cai trị của mình đã sai người chế tạo cái đấu bằng đồng, cái thước bằng
sắt đúng tiêu chuẩn, lệnh cho dân nơi đó thống nhất dùng đấu đồng thước sắt để
cân đong hoá vật, lấy đó để ngăn cấm thương nhân có hành vi gian trá khắc bạc,
lừa gạt bách tính, nhằm tạo phúc cho bách tính. Sau đó, ông đem việc đó tâu lên
Tuỳ Văn Đế, Tuỳ Văn Đế khen thưởng, đồng thời ban bố cáo thị, lệnh cho các nơi
trong cả nước nhất luật thực hiện theo cách này.
Có một lần, có người lén cắt cỏ hao của người khác, bị thủ
hạ của Thứ sử bắt được dẫn đến trước mặt ông. Vị Thứ sử sau khi nghe rõ nguyên
uỷ, nói rằng:
-Đó là do sức tuyên dương pháp lệnh chưa đủ, ông ta có tội
gì đâu?
Nói xong, ông không bắt tội người ăn trộm đó, mà còn lấy lời
tốt khuyên anh ta. Điều mà khiến người ta kinh ngạc nhất đó là ông lại lệnh cho
thủ hạ tặng cho anh ta một xe cỏ hao.
Thế là, người ăn trộm cảm thấy xấu hổ trong lòng, từ đó không
làm việc xấu nữa.
Giáo hoá người khác không chỉ có sự trừng phạt đơn giản, mà
là cần dùng cái tâm xem xét kĩ phát hiện lương tri và thiện niệm ở nơi sâu thẳm
của người khác, đồng thời dùng đức hạnh của mình để cảm hoá họ. Cách làm của vị
Thứ sử dùng xe cỏ hao tặng cho kẻ trộm, cũng là nhân vì ông ấy thấy rõ “ác
trung do hữu thiện lộ” 恶中有善路của kẻ trộm, từ đó khiến đức
hạnh của mình đã dẫn dắt anh ta, đạt được hiệu quả dẫn người đến chỗ thiện.
Người sống trên đời, ai mà không phạm sai lầm, nhưng phạm sai lầm, làm việc ác hoàn toàn không mang ý nghĩa là cuộc sống của chúng ta không tồn tại thiện niệm. Đối với cá nhân chúng ta mà nói, phát hiện thiện niệm, đồng thời cố gắng sửa sai, thiện niệm sẽ được kích phát. Nếu chúng ta tiếp tục kiên trì, thiện niệm sẽ tích luỹ thành một đời thiện lương. Nhưng khi chúng ta đối đãi với người khác, không nên luôn chỉ nhìn thấy sai lầm của người khác, chỉ cần khẽ nghiêng đầu, chúng ta sẽ có thể nhìn thấy đóm sáng lấp lánh phía sau sai lầm của họ. Nếu lúc đó, nếu chúng ta kịp thời cho họ sự hướng dẫn và khiến họ cảm động, cuộc đời của họ sẽ nhân đó mà được đổi thay.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 14/6/2024
Nguồn
THÁI CĂN ĐÀM
菜根谭
Tác giả: (Minh) Hồng Ứng Minh 洪应明
Biên soạn: Bàng Bác 庞博
Trung Quốc Hoa Kiều xuất bản xã, 2013