Câu đối: Tam kim đối chúng tồn tam độc ... (HCH)

 

但見丹诚赤如血

誰知僞言巧似簧

Đản kiến đan thành xích như huyết

Thuỳ tri nguỵ ngôn xảo tự hoàng

(Nhìn tưởng như tấm lòng son tươi đỏ

Ai ngờ kì thực lại xảo trá gạt người)

(Bạch Cư Dị - Thiên khả đạc 白居易 - 天可度) 

三金對眾存三毒

四鬼操僧學四凶

Tam kim đối chúng tồn tam độc

Tứ quỷ thao tăng học tứ hung 

Huỳnh Chương Hưng

Quy Nhơn 13/6/2024

Tam độc 三毒: Ba thứ độc hại. Ba món phiền não lớn: Tham, Sân , Si là độc hại nhứt, phá huỷ các thiện căn, làm hại đời sống của chúng sinh nên kêu là Tam độc.

          (Đoàn Trung Còn: “Phật học từ điển”, tập 2, trang 789)

Tứ hung 四凶: Tức “tứ đại hung thần” bị Đế Thuấn đày ra bốn phương trong truyền thuyết thần thoại Trung Quốc. Trong “Tả truyện” 左传và trong “Sử kí” 史记đều có ghi chép về “tứ hung”, nhưng nội dung lại hoàn toàn không tương đồng.

“Tứ hung” gồm: thao thiết, cùng kì, đào ngột, hỗn độn.

-Thao thiết 饕餮: là loại quái thú không có thân, nhân vì cực tham ăn đến nỗi thân của nó, nó cũng ăn mất, chỉ còn lại đầu. Nó tượng trưng cho hạng người tham lam, tham không biết chán.

-Cùng kì 穷奇: Theo “Sơn hải kinh – Hải ngoại bắc kinh” 山海经 - 海外北经, cùng kì là loại ác thú có cánh, có thể bay, biết được tiếng người, giỏi mê hoặc lòng người, ưa gây sự.

-Đào ngột 梼兀: Theo “Tả truyện – Văn Công thập bát niên” 左传 - 文公十八年, Chuyên Húc 颛顼có người con bất tài, không thể dạy bảo, cứng đầu, kiêu căng ngạo mạn. Loại ác nhân đó sau khi chết diễn hoá thành ma thú nổi tiếng thời thượng cổ.

-Hỗn độn 混沌: hình dạng như con chó, như gấu nhưng không có vuốt, có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe, có bụng mà không có ngũ tạng. Đời sau gọi hạng người không phân biệt thị phi là “hỗn độn”.

https://baike.baidu.com/item/%E5%9B%9B%E5%87%B6/10797804

 

Previous Post Next Post