VÌ SAO SAU LƯNG
QUÂN PHỤC CỦA BINH SĨ
CÓ LÚC LÀ CHỮ “BINH” CÓ LÚC LÀ CHỮ “DŨNG”
Trong các bộ phim
truyền hình về đề tài chiến tranh cuối đời Thanh, ở một số cảnh chiến tranh, chữ
phía sau lưng quân phục của binh sĩ là không nhất trí. Có lúc là chữ “binh” 兵, có lúc là chữ “dũng” 勇. Vậy thì “binh” 兵và “dũng” 勇 có sự khu biệt
như thế nào?
Để làm rõ vấn đề này, đầu tiên phải hiểu
rõ biên chế của quân đội triều Thanh. Biên chế quân đội lúc ban đầu là bộ đội bát
kì do Nỗ Nhĩ Cáp Xích 努尔哈赤sáng lập. Về sau
theo sự lớn mạnh không ngừng của đội ngũ, lại tăng thêm bát kì Mông Cổ và bát
kì người Hán. Bát kì binh thực hành chế độ “thế binh” 世兵, lúc bình thường
thì cày cấy săn bắn, lúc chiến tranh thì xuất chinh. “Binh” 兵là chọn đàn ông con trai trong số con em bát kì từ 16
tuổi trở lên, số còn lại gọi là “dư đinh” 余丁, chưa đủ 16 tuổi
gọi là “ấu đinh” 幼丁, thuộc phạm vi quân dự bị.
Sau khi quân Thanh vào trung nguyên, lại
tiếp tục chiêu mộ một số lượng lớn “Lục doanh binh” 绿营兵. Lục doanh binh
cắm cờ sắc xanh, lấy “doanh” 营làm đơn vị để
thành lập biên chế, cho nên gọi là “Lục doanh binh” 绿营兵. Bát kì binh và
Lục doanh binh đều thuộc phạm vi của “binh” 兵. Nhưng về sau
bát kì kinh sống trong sự sung sướng, dần mất đi sức chiến đấu. Lúc bình định
loạn tam phiên 三藩 (1), lực lượng chủ yếu
giúp Khang Hi 康煕chính là “Lục doanh binh” 绿营兵. Thời Ung Chính 雍正, do bởi một lần nữa cường điệu “Bát kì binh là căn bản
của Mãn Châu”, sĩ khí được khôi phục. Nhìn chung Bát kì binh phòng thủ kinh sư,
Lục doanh binh phân tán trấn giữ các nơi.
Sự ra đời chữ “dũng” 勇 chủ yếu là từ thời Càn Long 乾隆về sau, đương thời do bởi trong chiến tranh đã giảm một số lượng lớn người, cần phải kịp thời bổ sung binh sĩ. Thế là một số “hương dũng” 乡勇, “đoàn luyện” 团练được chiêu mộ tổ thành quân đội lâm thời, chiến tranh kết thúc sẽ giải tán. Có thể thấy “dũng” 勇so với “binh” 兵 là tạp bài quân, không có biên chế chính thức. Thời kì phong trào Thái Bình Thiên Quốc 太平天国, Tăng Quốc Phiên 曾国藩từng chiêu mộ một số lượng lớn hương dũng tổ thành “Tương quân” 湘军, định binh chế, phát lương hướng, xưng là “Dũng doanh” 勇营. Từ sau đó, “dũng” 勇 dần thay cho “binh” 兵, trở thành lực lượng chủ yếu của quân sự quốc gia. Dũng doanh là lực lượng vũ trang tư mộ mà lương hướng lại là của nhà nước, điều mà gọi là “binh vi tướng hữu” 兵为将有, binh sĩ và quân quan chỉ một lòng trung thành với vị trưởng quan của mình, không trực tiếp nghe theo mệnh lệnh của hoàng thượng.
Chú của người dịch
1-Loạn tam phiên: Sự kiện 3 Phiên vương từng là hàng tướng
của nhà Minh phản Thanh bộc phát vào những
năm đầu thời Khang Hi 康煕, gồm Bình Tây
Vương Ngô Tam Quế 平西王吴三桂, Bình nam vương Thượng Khả Hỉ 平南王尚可喜(có thuyết cho là Thượng Chi Tín 尚之信) và Tĩnh Nam Vương Cảnh Tinh Trung 靖南王耿精忠, do Ngô Tam Quế cầm đầu. Ba vương mượn cớ
triều đình nhà Thanh bàn nghị triệt phiên, đã kết hợp với các thế lực phản
Thanh trong và ngoài nước khởi binh.Từ mùa đông năm Khang Hi thứ 12 (năm 1673)
Ngô Tam Quế bắt đầu cử binh, đến năm Khang Hi thứ 20 (năm 1681) quân Thanh công
chiếm Vân Nam 云南, Ngô Thế Phan 吴世璠tự ải chết, tổng
cộng là 8 năm.
https://zh.wikipedia.org/zhhant/%E4%B8%89%E8%97%A9%E4%B9%8B%E4%B9%B1
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 02/5/2024
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên
soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã,
2013