ĐỔ “DẠ HỒ” LÀ TẬN HIẾU
“Dạ
hồ” 夜壶là cái bô. Đổ “dạ hồ” tức là “đổ
bô”. Đây là một quy củ cổ xưa, người thuộc lớp trẻ hiện nay biết được quy củ này
đã không còn nhiều.
Lễ số của Trung Quốc phân ra
làm “hư lễ” 虚礼và “thực lễ” 实礼.
-Hư lễ
虚礼chính là chỉ động khẩu mà không động thủ, chỉ biết
vái chào thỉnh an, gật đầu hỏi thăm. Đó chỉ là một loại lễ tiết, không có nội
dung thực tế.
-Thực
lễ 实礼thì lại khác, không những động
khẩu mà còn động thủ. Nói một cách khác, cần làm một số việc cụ thể. Lấy đó để
thể hiện sự tôn kính, lấy đó để thể hiện lễ.
Người
Trung Quốc qua một ngày, sáng sớm mở mắt, việc cần làm rất nhiều. Thời trước, người
Trung Quốc cư trú trong tứ hợp viện hoặc loại tạp viện, thông thường mỗi viện đều
có nhà vệ sinh, nhưng cách phòng ở một khoảng xa. Để giải quyết vấn đề tiểu tiện,
đại tiện ban đêm, mỗi phòng đều chuẩn bị sẵn một vật bằng sứ có dạng dẹt, người
Trung Quốc gọi đó là “dạ hồ” 夜壶.
“Dạ
hồ” chủ yếu dùng để đi tiểu vào ban đêm. Cho nên, người Trung Quốc sáng sớm thức
dậy, việc đầu tiên là đi đổ “dạ hồ” (đổ bô). Nếu vãn bối ở cùng với trưởng bối,
đương nhiên nhiệm vụ quang vinh này là do vãn bối đảm nhậm.
Sau
khi đổ xong, việc tiếp theo là cời thông lò cho trưởng bối. Vào thời đại những có
khí đốt, việc sưởi ấm, nấu ăn đều dùng lò đốt than. Loại lò than này phân ra lò
dùng than quả bàng (than nắm) và lò dùng than tổ ong. Ban ngày sưởi ấm nấu ăn, đêm
đến không để cho tắt, cần phải thêm vào lò than quả bàng hoặc than tổ ong, tục
gọi là “phong hoả” 封火.
Lò đã phong hoả, sáng sớm ngày hôm sau phải dùng “đũa trui” để cời thông, việc này cũng là nhiệm vụ quang vinh của vãn bối.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 10/5/2024
Nguồn
TRUNG
QUỐC NHÂN ĐÍCH QUY CỦ
中国人的规矩
Tác
giả: Lưu Nhất Đạt 刘一达, Mã Hải Phương 马海方 (hình vẽ)
Bắc
Kinh: Đông Phương xuất bản xã, 2023