Dịch thuật: Chữ "ngoã" 瓦 và chữ "phữu" 缶

 

CHỮ “NGOÃ VÀ CHỮ “PHỮU”  

1-Chữ “ngoã”

          Trong giáp cốt văn không có chữ “ngoã” , trong kim văn cũng không có, vào thời viễn cổ, tiên dân sinh sống trong những hang động tự nhiên để tránh gió tránh rét, về sau mới dần từng bước tạo phòng ốc theo kiểu “bán địa huyệt” 半地穴 (nửa trên đất nửa dưới đất), dùng cỏ làm mái. Để tránh mưa, người xưa đã nghĩ ra cách dùng ngói (ngoã) để lợp mái.

          Trong lịch sử Trung Quốc, từ nhà mái lợp bằng cỏ đến nhà mái lợp bằng ngói là một bước tiến lớn trong lịch sử kĩ thuật kiến trúc. Thể triện của chữ “ngoã” rất giống tấm ngói, hình trạng giống vật dùng để đựng được làm bằng đất sét, rất hình tượng.

Quá trình diễn biến của chữ “ngoã 

Tiểu triện        Lệ thư        Khải thư

2-Chữ “phữu” (phẫu)

          “Phữu” là một vật làm bằng đất nung, dùng để đựng rượu. Chữ “phữu” trong giáp cốt văn, phía trên là một cây chày, phía dưới giống hình cái ao, ý nghĩa biểu thị dùng chày đập đất sét để làm đồ gốm. Ngoài ra, “phữu” cũng là một loại nhạc khí. Người ở vùng đất Tần quen dùng cách gõ vào cái phữu đánh nhịp khi ca hát.

 


Chữ "phữu"

                                                             Huỳnh Chương Hưng

                                                              Quy Nhơn 14/5/2024

Nguồn

HÁN TỰ TIỂU THỜI HẬU

TỔ TIÊN ĐÍCH SINH HOẠT

汉字小时候

祖先的生活

Biên soạn: Dương Quân 杨军

Tây An: Thiểm Tây Nhân dân Giáo dục xuất bản xã, 2018

Previous Post Next Post