“TAM THÔNG”, “TỨ SỬ” LÀ NHỮNG QUYỂN NÀO
Giới học thuật
Trung Quốc trước giờ vẫn có cách nói “Tứ thư 四书,
Ngũ kinh 五經, Tam thông 三通, Tứ sử” 四史. Với “Tứ thư” và “Ngũ kinh” thì ai ai cũng biết, còn
“Tam thông” và “Tứ sử” là những quyển nào?
Trước tiên nói về “Tam thông” 三通.
“Tam thông” kì thực là ba quyển sử thư, lần lượt là “Thông điển” 通典, “Thông chí” 通志 và “Văn hiến
thông khảo” 文献通考.
Chính sử của Trung Quốc, tức “Nhị thập tứ sử” 二十四史có hai đặc điểm:
-Thứ nhất là, trừ “Sử kí” 史记ra,
về cơ bản các triều đại đều tự biên soạn sử, thiếu tính quán thông.
-Thứ hai là thường lấy việc ghi chép người, ghi chép sự việc
làm trung tâm, đối với chế độ điển chương thì chỉ thuận theo mà chép chứ không
ghi chép một cách chuyên biệt.
Riêng “Tam thông”, về thời gian đã phá bỏ giới hạn triều đại,
viết từ thượng cổ cho đến “đương đại”. “Tam thông” lấy việc ghi chép lễ nghi,
phong tục, chính trị, kinh tế, chế độ binh dịch làm trung tâm, là tư liệu văn
hiến trọng yếu cung cấp cho người đời đời sau nghiên cứu xã hội cổ đại.
Trong “Tam thông” 三通, xuất hiện sớm nhất
là “Thông điển” 通典do Đỗ Hựu 杜佑đời Đường biên soạn.
“Thông điển” là bộ chuyên sử về chế độ điển chương đầu tiên của Trung Quốc, ghi
chép trên từ thời viễn cổ, dưới là chế độ kinh tế, chính trị xã hội vào những năm
cuối thời Thiên Bảo 天宝 đời Đường.
“Thông chí” 通志do Trịnh Tiều 郑樵người đời Tống biên soạn, trong đó ghi chép các loại
chế độ từ thời thượng cổ đến thời Tuỳ Đường. Về thể tài, “Thông chỉ” không chỉ
theo một kiểu, do 5 thể lệ là kỉ 纪, truyện 传, phổ 谱, lược 略, tải kí 载记cấu thành, có thể gọi
là có phong cách riêng.
“Văn hiến thông khảo” 文献通考là sách xuất hiện muộn nhất trong “Tam thông”, tác giả là Mã Đoan Lâm 马端临đời Tống. Nhìn từ thể lệ và nội dung, “Văn hiến thông khảo” là sự tiếp tục mở rộng “Thông điển”.
“Tứ sử” 四史, nói một cách đơn giản, chính là bốn bộ sách viết tốt nhất trong “Nhị thập tứ sử”. Bốn bộ đó là tiền tứ sử của “Nhị thập tứ sử”, lần lượt là “Sử kí” 史记, “Hán thư” 汉书, “Hậu Hán thư” 后汉书, “Tam quốc chí” 三国志. Bốn bộ sử thư này nhân vì đánh giá khách quan, ít những điều không rõ ràng của lịch sử, về thái độ lịch sử bốn bộ này trở thành mẫu mực cho đời sau. Một phương diện khác, bốn bộ sử này về thể lệ đã khai sáng cho các tác phẩm sử sau này, giống như làm khung sườn, đặt nền móng cơ bản cho sử thư đời sau. Cuối cùng, bốn bộ sử thư này, bất luận là về kiến thức lịch sử, hay tại văn chương đều không tầm thường, nhân đó mà không chúng chỉ là trước tác sử học, mà trước giờ vẫn được xem là tác phẩm văn học đáng đọc. Bộ “Sử kí” càng được văn học gia trứ danh đời Thanh là Kim Thánh Thán 金圣叹xếp là “đệ tam tài tử thư” 第三才子书trong “lục tài tử thư” 六才子书. Chính vì những nguyên nhân đó, bốn bộ sách này mới được liệt xuất đơn độc, đứng riêng. Theo truyền thuyết, những người học lịch sử lúc vừa mới tiếp xúc với sử thư, nếu không có thời gian để đọc kỹ “Nhị thập tứ sử” thì trước tiên có thể đọc “Tứ sử”, nắm vững cơ bản mạch lạc của lịch sử Trung Quốc, sau đó mới chọn đọc lịch sử của thời đại mà mình thích để nghiên cứu, do đó có thể thấy tính đặc thù của “Tứ sử” trong “Nhị thập tứ sử”.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 03/4/2024
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên
soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã,
2013