Dịch thuật: Mạnh Tử với bộ "Mạnh Tử"

 

MẠNH TỬ VỚI B “MẠNH TỬ”

          Mạnh Tử 孟子thời Chiến Quốc đã kế thừa và phát dương học thuyết Nho gia của Khổng Tử, được người đời sau tôn là “Á Thánh” 亚圣. Mạnh Tử (khoảng năm 372 – năm 289 trước công nguyên), tên Kha , người nước Trâu thời Chiến Quốc (nay là phía đông nam Trâu Thành 邹城Sơn Đông ).

          Cuộc đời của Mạnh tử cũng giống Khổng Tử. Sau khi học thành, Mạnh Tử thu nhận đồ đệ dạy học, có đến mấy trăm người, từng đưa học trò đến các nước như Tề, Tống, Đằng, Nguỵ, Lỗ, Tiết để du thuyết, tuyên truyền chủ trương chính trị và học thuyết của mình. Nhưng các nước chư hầu đều không chân chính tiếp nhận chủ trương của ông. Mạnh Tử lúc về già quy ẩn ở quê nhà, không xuất du nữa.

          Niên đại mà Mạnh Tử sinh sống chính là thời kì các nước chư hầu chiến tranh kịch liệt nhất, sự xung đột tư tưởng mới lúc bấy giờ cũng vô cùng gay gắt. Mạnh Tử cực lực phản đối bạo chính, phản đối việc huy động vũ lực để xâm lược. Ông chủ trương nhân chính, giáo hoá bách tính, thực hiện thế giới đại đồng. Ông cũng phản đối sự biến cách cấp tiến, chủ yếu dùng cách thuyết giáo ôn hoà và sự cải cách ổn định, bảo trì sự thống trị ổn định của giai cấp thống trị.

          Mạnh Tử cho rằng, ai có thể tiếp nhận lí tưởng chính trị của ông, ai có thể thực hành “nhân chính” thì bách tính trong thiên hạ sẽ đua nhau quy phụ. Mạnh Tử từng nhiều lần hướng đến Tề Tuyên Vương 齐宣王tuyên truyền “nhân chính” 仁政. Ông cho rằng, việc trị lí nhân dân quyết không thể xem thường. Nhân dân nếu như không có sản nghiệp cố định thì sẽ không có quan niệm đạo đức kiên định, không có quan niệm đạo đức kiên định thì sẽ không có hành vi chính xác, sẽ mất đi phương hướng, xa xỉ phóng túng, nguy hại đến xã hội.

          Văn chương và tư tưởng của Mạnh Tử đều ở trong bộ “Mạnh Tử” 孟子. “Mạnh Tử” là bộ vựng biên ngôn luận của Mạnh Tử, do Mạnh tử và các môn đệ cùng biên soạn mà thành, là trứ tác kinh điển của Nho gia,  kí lục ngôn hành của Mạnh Tử, quan điểm chính trị và hoạt động chính trị của Mạnh Tử, thuộc về tản văn theo thể kí lục.

          Trong 7 thiên “Mạnh Tử”, Mạnh Tử đã phát huy đầy đủ luân lí và học thuyết chính trị của Khổng Tử, cùng với tư tưởng “tính thiện luận” 性善论do ông chủ trương. Học thuyết luân lí của Mạnh Tử lấy việc bảo vệ chế độ đẳng cấp phong kiến và chế độ tông pháp làm cơ sở. Ông cho rằng, quan niệm luân lí là bản tính cố hữu của con người, nhân đó ông đề xuất nhân, nghĩa đồng thời nêu chủ trương, chính là nói, một cá nhân nếu không dựa vào đạo lí luân thường để làm việc sẽ mất đi bản tính con người. Về chính trị, Mạnh Tử chủ trương giai cấp thống trị phong kiến “thi nhân chính” 施仁政,  “hành vương đạo” 行王道, phản đối bạo chính. Mạnh Tử còn rất chú ý đến sự ủng hộ hay phản đối của lòng dân, cho rằng “đắc đạo giả đa trợ, thất đạo giả quả trợ” 得道者多助, 失道者寡助 (quân ch thi hành nhân chính sẽ được nhiều người ng h, quân ch không th thi hành nhân chính sẽ ít người ng h), trong sách còn đề xuất tinh thần đại trượng phu “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” 富贵不能淫, 贫贱不能移, 威武不能屈 cùng với tư tưởng “dân quý quân khinh” 民贵君轻, đều là di sản tư tưởng trân quý cổ đại Trung Quốc.

                                                                                Huỳnh Chương Hưng

                                                                                Quy Nhơn 25/3/2024

Nguồn

NHẤT BẢN THƯ BỊ KHẢO

TRUNG HOA TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ

一本书备考

中华传统文化

(Bản tu đính)

Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, 2018

Previous Post Next Post