KHỔNG TỬ
VỚI “LUẬN NGỮ”
(tiếp theo)
Khổng
Tử là người sáng lập chế độ dạy học tư nhân trong lịch sử Trung Quốc. Quan học đương
thời dành cho vương tử, thế tử, con em công khanh đã dần suy thoái. Khổng Tử năm
30 tuổi đã chiêu tập môn đồ. Về sau không ngừng mở rộng chiêu sinh. Khổng Tử đề
xuất chủ trương “hữu giáo vô loại” 有教无类, tức
không quan tâm đến xuất thân quý tiện, tất cả đều được dạy. Nhân đó mà học trò
của ông ngày càng đông. Rất nhiều người không làm quan, mà lại theo nghiệp dạy
học, thúc đẩy sự phát triển tư học thời cổ Trung Quốc, có lợi cho việc kéo dài
và phát triển văn hoá. Về tư tưởng giáo dục và phương pháp dạy học, Khổng Tử có
rất nhiều điểm có thể làm gương cho đời sau. Như chú trọng đến việc nhân theo tài
mà dạy. áp dụng phương pháp dạy học theo cách gợi mở. Đến thời Chiến Quốc. Mặc
Tử 墨子, Mạnh Tử 孟子, Tuân Tử 荀子đều thiết lập
tư học, thu nhận môn đồ, truyền bá học thuyết, hình thành cục diện bách gia
tranh minh, học thuật đại hưng.
Khổng
Tử còn chỉnh lí văn hiến cổ đại như “Dịch” 易, “Lễ”
礼, “Thi” 诗, “Thư” 书, đồng thời tiến hành san định bộ “Xuân Thu” 春秋do sử quan nước Lỗ biên soạn. Bộ “Luận ngữ” 论语hiện tồn ghi chép lại nhưng lời của Khổng Tử nói với
các môn đồ, thể hiện rõ tư tưởng của Khổng Tử.
Năm 479 trước công nguyên, Khổng
Tử qua đời. Sau khi Khổng Tử mất, học trò của Khổng Tử tiếp tục truyền bá học
thuyết, hình thành học phái Nho gia. Từ sau đời Hán Vũ Đế 汉武帝, học thuyết Nho gia trở nên chính thống trong văn
hoá phong kiến Trung Quốc, Khổng Tử cũng nhân đó mà được tôn là “Chí thánh tiên
sư” 至圣先师.
“Luận ngữ” 论语là bộ sách ghi chép lại ngôn hành của Khổng Tử cùng đệ
tử, toàn sách có 20 thiên, 492 chương. Thể cách của mỗi chương cũng không hoàn
toàn giống nhau:
Một loại là “kí lục thể” 记录体 (cũng có thể gọi là “cách ngôn thể”
格言体), nhìn chung là những lời của Khổng Tử, nhưng không
có hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng trò chuyện, nội dung đại đa số là liên quan
đến học tập, tu dưỡng đạo đức, nguyên tắc làm người xử thế
Một loại là “đối thoại thể” 对话体, ghi chép những hỏi đáp về các vấn đề giữa Khổng Tử
với các môn đồ hoặc người khác. Cách viết
ở “đối thoại thể” vô cùng linh hoạt, có lúc chỉ viết một người nào đó hỏi về một
vấn đề nào đó, có lúc viết nguyên lời thoại của người hỏi, có lúc không nói rõ
hoàn cảnh và bối cảnh đối thoại, có lúc thì lại nói ra một cách chi tiết.
Một loại nữa là “tự sự thể” 叙事体, có chút tình tiết kể chuyện, nhưng cũng luôn là lấy
việc ghi chép những lời của Khổng Tử làm chính.
Trong bộ “Luận ngữ”, Khổng Tử
đã xiển thuật cách nhìn của mình về việc an bang trị quốc, giáo học dục nhân và
cách xử thế. Khổng Tử đề xướng việc giới thống trị dùng nhân ái để trị thế, ổn định
trật tự xã hội, đề cao sức sản xuất của xã hội; xiển thuật lí luận giáo dục của
ông; đề xuất chuẩn tắc về hành vi làm người và quy phạm đạo đức, đề xướng và hướng
dẫn làm người chân chính, thông quyền đạt biến.
“Luận ngữ” phân làm “thượng
Luận” 上论 và “hạ Luận” 下论. 10 thiên đầu là “thượng Luận”, 10 thiên sau là “hạ
Luận”. Triệu Phổ 赵普đời Tống từng nói rằng:
Bán bộ
“Luận ngữ” trị thiên hạ.
半部 “论语” 治天下
(Chỉ
cần nửa bộ “Luận ngữ” đủ để trị thiên hạ)
Bán bộ ở đây là chỉ “thượng Luận”. Trải qua một thời gian dài, “Luận ngữ” luôn là sách cần đọc cuae người trong nước, cũng là chìa khoá để mở ra cánh cửa văn hoá truyền thống Trung Quốc. “Luận ngữ” là linh hồn vô hình của tinh thần văn hoá của dân tộc Trung Hoa, là suối nguồn văn hoá của Trung Quốc hơn hai ngàn năm nay. (Hết)
Nguồn
NHẤT
BẢN THƯ BỊ KHẢO
TRUNG
HOA TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ
一本书备考
中华传统文化
(Bản
tu đính)
Bắc
Kinh: Trung Hoa thư cục, 2018