Dịch thuật: Thất bồi, thất ngôn, thất lễ, thất thủ, thất huyết ...

 

THẤT BỒI, THẤT NGÔN, THẤT LỄ, THẤT THỦ, THẤT HUYẾT …..

          “Thất” là chữ có năng lực cấu từ rất mạnh, từ dùng “thất” cấu thành, ngoài những từ nêu ở đề mục ra, còn có thể kể như:

          Thất sách 失策, thất thường 失常, thất truyền 失传, thất đức 失德, thất hoà 失和, thất kiểm 失检, thất tiết 失节, thất kính 失敬, thất luyến 失恋, thất minh 失明, thất miên 失眠, thất sắc 失色, thất thân 失身, thất thận 失慎, thất thanh 失声, thất thủ 失手, thất điệu 失调, thất ngộ 失误, thất tiếu 失笑, thất sự 失事, thất nghinh 失迎, thất túc 失足, thất chức 失职, thất cấm 失禁, thất khẩu 失口, thất quần , thất dưỡng 失养, thất hoả 失火, thất tu 失修

          Muốn hiểu và nắm vững ý nghĩa những từ này, cần phải phân tích kết cấu tự hình của chữ này, truy ngược đến nghĩa gốc của chữ.

          Chữ “thất”  trong triện văn là hình dạng cái tay, ý nghĩa là là món đồ ở trên tay rơi đi, bị mất. Đã là món đồ từ trên tay rơi mất, nhân đó hàm ý “phi chủ quan nguyện vọng sở trí” 非主观愿望所致 (không phải là do nguyện vọng chủ quan gây ra), ý nghĩa này hàm ẩn bên trong. Chúng ta căn cứ vào đặc điểm này của nghĩa gốc, đối với ý nghĩa của những từ liệt kê ở trên cũng không khó để phân tích và hiểu rõ.

          -Gọi là “thất bồi” 失陪 dùng để nói rõ mình không thể bầu bạn với khách, không phải do chủ quan muốn như thế, mà là do khách quan không có cách nào để phân thân.

          -“Thất ngôn” 失言do không chú ý nói ra những lời không lễ phép lịch sự, không thích hợp, không phải có ý muốn nói như thế.

          -“Thất lễ” 失礼 là lễ tiết không chu đáo, có thiếu sót, không phải chủ quan cố ý khinh mạn.

          -“Thất thủ” 失手do không cẩn thận không khống chế làm chủ được tay, gây ra hậu quả không tốt. Như nói:

Nhất thất thủ, bả điểu phóng thoát liễu.

一失手, 把鸟放脫了

(Lỡ tay làm chim bay mất)

          -“Thất huyết” 失血, một số lượng máu chảy ra, bản thân không có cách khống chế.

          Những từ này đều là từ vựng hiện đại, nhưng ý nghĩa “phi chủ quan ý nguyện sở trí” của “thất” vẫn được bảo lưu bên trong.

          Chữ “thất” thời cổ là từ có thể sử dụng độc lập, phát triển đến hậu đại, xuất hiện từ khẩu ngữ tương ứng: đâu , điệu (thời cổ cũng có chữ “điệu” , mang ý nghĩa điệu chuyển, như “vĩ đại bất điệu” 尾大不掉 đuôi lớn không quảy ngoắc được, nghĩa “mất” là hậu khởi). Trong khẩu ngữ, nhìn chung nói:

X X đông tây đâu liễu

X X 东西丢了

Không nói:

X X đông tây thất liễu.

X X 东西失了

          Chữ “thất” từ thành phần tạo cú vào thời cổ đến hiện nay biến thành thành phần tạo từ, ý nghĩa của nó cũng hư hoá. “Đâu” và “điệu” là hai từ khẩu ngữ, năng lực cấu từ không mạnh,từ do nó cấu thành có số lượng rất hạn chế.

          Ngoài ra còn có chữ “phụng” tình hình cũng tương tự như chữ “thất” , nghĩa gốc của nó là “phủng” (bưng), chữ “phụng” này sản sinh tương đối muộn. Chữ “phụng” hiện tại không thể sử dụng đơn độc, nhưng lại có thể dùng để cấu thành nhiều từ, như:

          Phụng hoàn 奉还, phụng cáo 奉告, phụng tống 奉送, phụng khuyến 奉劝, phụng mệnh 奉命, phụng hiến 奉献, phụng dưỡng 奉养v.v…

 “Phụng” ở đây là ngữ tố biểu thị sự kính trọng, ý nghĩa hư rỗng, mà ý nghĩa hư rỗng này là từ thực nghĩa của “phủng” mà phát triển ra.

Nếu như có thể liên hệ với nghĩa gốc của chữ “phụng” để suy nghĩ, thì có thể giúp chúng ta hiểu rõ nghĩa ngữ tố biểu thị ý tôn kính trừu tượng của nó.

                                                              Huỳnh Chương Hưng

                                                              Quy Nhơn 22/02/2024

Nguồn

HÁN NGỮ HÁN TỰ VĂN HOÁ THƯỜNG ĐÀM

汉语汉字文化常谈

Tác giả: Tào Tiên Trạc 曹先擢

Thương vụ ấn thư quán Quốc Tế hữu hạn công ti

Trung Quốc – Bắc kinh 2015

Previous Post Next Post